ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 11:02:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mạnh tay xử phạt vi phạm IUU

Báo Cà Mau Nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã và đang được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Trong đó, cùng với việc tuyên truyền để người dân, ngư dân nắm bắt, chấp hành theo quy định, ngành chức năng còn mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh đã phát hiện, xử phạt 199 vụ vi phạm về khai thác thuỷ sản với số tiền 7,5 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm IUU 108 vụ, với 6,3 tỷ đồng. Cụ thể, xử phạt 2 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, với 1,8 tỷ đồng; vi phạm về giám sát hành trình (GSHT) 48 vụ, với 3,3 tỷ đồng; cập nhật các vụ việc vi phạm được xử lý vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

Ngoài ra, tỉnh đã khởi tố 3 vụ án hình sự về tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài, xuất cảnh trái phép. Ðồng thời, hiện nay lực lượng chức năng đang điều tra, xử lý một số vụ về che giấu, gửi thiết bị GSHT; làm giả hồ sơ tàu cá; tàu cá nhập cảnh trái phép.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (người ngồi bên phải) cùng lãnh đạo, cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Trần Văn Thời trao đổi giải pháp quyết liệt phòng, chống khai thác bất hợp pháp - IUU.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (người ngồi bên phải) cùng lãnh đạo, cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Trần Văn Thời trao đổi giải pháp quyết liệt phòng, chống khai thác bất hợp pháp - IUU.

Theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Sở đã tổ chức các đợt kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân. Ðồng thời, qua công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định liên quan đến hoạt động khai thác trên biển, nhất là tuyên truyền Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP, giúp ngư dân hiểu rõ, nắm vững, tự giác chấp hành các quy định về chống khai thác IUU.

Tỉnh Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ven biển và các lực lượng chấp pháp trên biển để quản lý, kiểm soát hoạt động của tàu cá trên biển hoặc hoạt động ngoài tỉnh, nhằm kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin ngăn chặn, xử lý tàu cá của tỉnh có hành vi khai thác IUU. Ðồng thời, các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý tàu cá, nhất là công tác số hoá IUU (rà roát, kiểm tra, hướng dẫn và đánh giá kịp thời, đảm bảo hồ sơ số hoá đạt theo yêu cầu, nhằm quản lý hiệu quả hơn thông tin từng tàu, việc này giúp đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ tàu cá được chặt chẽ, đầy đủ thành phần hồ sơ...).

Cán bộ thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân các quy định phòng, chống khai thác bất hợp pháp.

Cán bộ thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân các quy định phòng, chống khai thác bất hợp pháp.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khai thác IUU, Sở Tư pháp nhận thấy còn một số bất cập từ quy định pháp luật trong xử phạt đối với hành vi tháo gỡ thiết bị GSHT tàu cá.

Theo ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp, Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính thuộc Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh, hiện nay, hành vi tháo gỡ thiết bị GSHT tàu cá được xác định là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, Ðiều 35, Nghị định số 38/2024/NÐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, nội dung quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hành vi tháo thiết bị GSHT trên tàu cá khi tàu cá không hoạt động trên biển mà không được giám sát theo quy định.

"Quy định này dẫn đến tình trạng nếu tháo thiết bị GSHT trên tàu cá khi tàu cá đang hoạt động trên biển mà không được giám sát theo quy định, thì chưa được quy định là hành vi vi phạm nên không bị xử phạt. Từ đó, dẫn đến còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau về quy định này. Ðiều này chưa phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế đang diễn ra hiện nay. Bởi, hành vi tháo thiết bị GSHT trên tàu cá khi tàu cá đang hoạt động trên biển hiện nay là phổ biến", ông Phạm Quốc Sử nhấn mạnh.

Theo quy định tại khoản 20, Ðiều 1, Nghị định số 37/2024/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NÐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá, tại điểm a, khoản 7 Ðiều này quy định: “Cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh xây dựng và ban hành quy trình lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị GSHT trên tàu cá, quản lý việc lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị GSHT trên tàu cá”.

Ứng dụng các phần mềm quản lý tàu cá giúp việc kiểm soát tàu cá chặt chẽ hơn.

Ứng dụng các phần mềm quản lý tàu cá giúp việc kiểm soát tàu cá chặt chẽ hơn.

Ðây là nội dung được giao trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh ban hành quy định để quản lý. Vì vậy, Sở Tư pháp đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT rà soát và tham mưu hoặc ban hành quy định này để hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước.

Ðồng thời, để đảm bảo việc hoàn thiện thể chế xử phạt đối với hành vi vi phạm này, ông Phạm Quốc Sử cho biết, Sở Tư pháp đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tham mưu xây dựng dự thảo văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính sai sót nội dung quy định Khoản 1, Ðiều 35, Nghị định số 38/2024/NÐ-CP của Chính phủ theo hướng bỏ tập hợp từ “khi tàu cá không hoạt động trên biển” tại khoản 1 Ðiều này thành “Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi tháo thiết bị GSHT trên tàu cá mà không được giám sát theo quy định” là phù hợp tính chất, mức độ và trạng thái thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế, đảm bảo tính khả thi khi áp dụng thực hiện, góp phần cho công tác phòng, chống khai thác bất hợp pháp IUU của tỉnh đạt kết quả tích cực./.

 

Hồng Nhung

 

Phát huy kết quả thực hiện Chỉ thị 17

“Các hành vi vi phạm về khai thác thuỷ sản (KTTS) mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất; ý thức chấp hành pháp luật về thuỷ sản của người dân ngày càng được nâng cao; nền nếp và kỷ cương trong phòng, chống KTTS mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được củng cố và tạo niềm tin của các cấp từ chính quyền đến cộng đồng dân cư”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin về kết quả thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

 Tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác mang tính huỷ diệt

Trong 2 ngày (23-24/12), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác do ông Bùi Nhật Phương, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư, làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 17 – CT/TU ngày 26/02/2024 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trên địa bàn xã Khánh An (huyện U minh) và xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi).

Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật trên biển

Chiều 19/12, tại UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam; phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) cho cán bộ, đảng viên, ngư dân trên địa bàn.

Hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Sáng 19/12, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho gần 60 đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các chi cục vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND huyện Trần Văn Thời và Bộ đội Biên phòng, ngư dân tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cà Mau sẵn sàng đón Ðoàn thanh tra của EC

Theo dự kiến, cuối năm nay, Ðoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình về thực hiện các yêu cầu chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cũng như các địa phương có ngành thuỷ sản phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định về chống khai thác IUU, thời gian qua tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Mạnh tay xử phạt vi phạm IUU

Nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã và đang được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Trong đó, cùng với việc tuyên truyền để người dân, ngư dân nắm bắt, chấp hành theo quy định, ngành chức năng còn mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng"

Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), huyện Ngọc Hiển đang quyết tâm cùng tỉnh và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC).

"Lá chắn" trong hành trình gỡ "thẻ vàng"

Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi tập trung đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 100% tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình (VMS), một trong những yêu cầu quan trọng của Uỷ ban Châu Âu (EC) để ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Tàu “3 không” cần trợ lực

Là địa phương có số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của tỉnh, nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho đợt thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với cơ quan chuyên môn tháo gỡ khó khăn, triển khai cao điểm các biện pháp đồng bộ chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn với loại hình tàu cá “3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Nhiều phương tiện hiện gặp khó trong khâu đăng ký, đăng kiểm, đang cần được hỗ trợ.