ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 18:27:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Methadone cai nghiện ma tuý tích cực

Báo Cà Mau (CMO) Mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2016. Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, sử dụng qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khoá tác động của các chất gây nghiện.

Hiện Tổ điều trị Methadone thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đang điều trị cho 187 đối tượng, trong đó, khởi tiền (bệnh mới) là 28 người, điều chỉnh liều (trong giai đoạn bệnh nhân uống ổn định có thể thay đổi tăng hoặc giảm) là 44 người, duy trì (đang điều trị ổn định) là 92 người và giảm liều là 23 người.

Ngoài điểm cho uống Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cơ sở 2 (Phường 5, TP Cà Mau), từ năm 2019 còn có 4 điểm cho uống thuốc tại trung tâm y tế các huyện: Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Bệnh viện huyện Năm Căn nhằm giảm tải cho Tổ điều trị Methadone cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng Methadone đang điều trị ổn định.

Nhân viên Tổ điều trị Methadone lấy thuốc cho đối tượng điều trị thay thế bằng Methadone.

Đưa con trai 22 tuổi đến Tổ điều trị Methadone để được tư vấn, khám và hỗ trợ cai nghiện bằng Methadone, bà Trương Thị T.Tr luôn tin tưởng việc sử dụng điều trị Methadone thay thế heroin. Bởi con trai đầu của bà nghiện heroin đã 5 năm và đang sử dụng Methadone thay thế từ 3 năm nay.

 “Cách đây 1 năm nó cai nghiện tập trung tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau. Sau khi tái hoà nhập cộng đồng thì lại tái nghiện, hôm nào có tiền nó có thể hít từ 500.000 đồng đến cả triệu đồng, hôm nào ít tiền thì cũng phải hít trên 200.000 đồng", bà Tr bùi ngùi.

Bà Tr chia sẻ, hiện tại con trai lớn đã có việc làm ổn định, hàng ngày đều đến đây để uống Methadone và chỉ tốn 10.000 đồng/ngày nên lương chạy xe chở hàng đều đưa hết cho gia đình.

Dù đã hoàn thành 1 năm cai nghiện tập trung, nhưng 3 tháng nay, Phước S (huyện U Minh), không thắng được sức “quyến rũ” của cái chết trắng và đã tái nghiện.

Theo người nhà, mỗi ngày S có thể hít heroin từ 500.000 đến cả triệu đồng. Gia đình đã động viên rất nhiều mới có thể đưa S đến đây để được tư vấn và sử dụng Methadone thay thế. Dù đã đến được Tổ điều trị Methadone nhưng trạng thái của S mơ màng, không tự chủ nên việc tư vấn của các nhân viên vẫn không thể thực hiện và phải hẹn lại. 

Theo điều dưỡng Dương Thuý Ân, điều trị thay thế bằng Methadone là giải pháp an toàn cho sức khoẻ của người nghiện ma tuý, giúp điều trị hiệu quả cũng như làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong cộng đồng. Hình thức điều trị ngoại trú giúp cuộc sống của người sử dụng ma tuý không bị xáo trộn, có thể vừa điều trị, vừa đi làm. Ngoài ra, chi phí cho điều trị cai nghiện bằng Methadone ít hơn các hình thức điều nghị cai nghiện khác, giúp tiết kiệm.

“Các bệnh nhân được điều trị bằng Methadone được uống thuốc và tư vấn hàng ngày giúp họ lấy lại thăng bằng về trạng thái thần kinh, không bị cơn nghiện vật vã, có cơ hội để cải thiện cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động bình thường của xã hội, không còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử”, chị Dương Thuý Ân cho biết thêm.

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện bằng Methadone, Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩnh, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, thông tin, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tác dụng của việc điều trị thay thế bằng Methadone.

Trăn trở lớn nhất hiện nay đối với người làm công tác chuyên môn tại Tổ điều trị Methadone là, mặc dù hiệu quả của việc điều trị thay thế bằng Methadone đã được kiểm chứng trong thực tiễn, nhưng mô hình này chỉ có tác dụng tích cực đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Trong khi đó, hiện đa số người nghiện ma tuý sử dụng ma tuý tổng hợp nên số người tham gia điều trị cai nghiện bằng Methadone chưa đạt kết quả như kỳ vọng./.

 

Thanh Phương

 

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.

Hơn 5.500 trẻ được sàng lọc khuyết tật

Sáng ngày 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án Direct, Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (dự án Direct) trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.