ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:55:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một mái tóc cho đi, nhiều nụ cười trở lại

Báo Cà Mau (CMO) “Mẹ ơi, con muốn hiến tóc cho mấy bạn bị bệnh”, em Nguyễn Châu Linh Ðan (8 tuổi) ngỏ ý với mẹ ngay khi biết được thông tin có thể hiến tóc tặng các bệnh nhân ung thư. Bất ngờ nhưng ủng hộ con làm việc tốt, chị Châu Trúc Linh (Phường 2, TP Cà Mau) đồng ý và cùng con: “Tạm biệt tóc dài ơi!”.

“Từ nhỏ Linh Ðan đã mê công chúa tóc dài và muốn có mái tóc dài giống y vậy nên không chịu cắt đi chút xíu nào. Khi con gái nói muốn hiến tóc, tôi rất bất ngờ, hỏi đi hỏi lại và nói rõ với con là nếu cắt đi sẽ không thể nối lại được, cho con thời gian suy nghĩ thật kỹ, nhưng Linh Ðan đã rất kiên định là sẽ hiến tóc tặng các bạn bệnh ung thư”, chị Linh tâm tình. 

Em Nguyễn Châu Linh Ðan rất vui khi cắt đi mái tóc đã nuôi dưỡng từ nhỏ vì biết rằng tóc của mình sẽ mang đến sự tự tin cho các bệnh nhân ung thư. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Chị còn nhớ khoảnh khắc con gái nhỏ cắt đi mái tóc dài, cô bé đã cười rất tươi và nói rằng: “Con rất vui. Mẹ nhớ gửi tóc cho mấy bạn giùm con nhé! Con sẽ tiếp tục nuôi dưỡng mái tóc dài để hiến tặng cho nhiều bạn nữa”. Giây phút ấy, chị Trúc Linh cảm thấy thật hạnh phúc và tự hào vì dù việc làm của con rất nhỏ bé nhưng con biết sẻ chia, sống vì người khác, con thực sự đã trưởng thành.

“Hiến tóc, hiến máu, hay hiến tạng… là những hành động đẹp và vô cùng ý nghĩa. Hạnh phúc là sẻ chia, cho đi là còn mãi”, chị Trúc Linh chia sẻ thêm.

Một tết tóc buộc chắc chắn bằng nhiều vòng chun có đính thêm bông hoa dễ thương, chị Huỳnh Vân Anh, phát thanh viên Ðài PT-TH Cà Mau, cẩn thận để trong phong bì theo hướng dẫn và gửi về Thư viện tóc BCNV (do Mạng lưới ung thư vú Việt Nam khởi xướng). Ngay khi nhận được thư phản hồi, chị rất vui và hạnh phúc. Chị chia sẻ dòng trạng trái trên trang cá nhân để góp phần lan toả việc tốt: “Mọi người hay hỏi mình sao tự nhiên cắt tóc ngắn vậy. Tóc mình gởi về đây: Thư viện tóc đồng hành cùng các bệnh nhân K. Mình đang tiếp tục nuôi tóc dài để có thêm nhiều lần hiến tóc. Nếu có thể các chị em hãy tìm hiểu và cùng tham gia vào dự án ý nghĩa này nhé!”. Chị còn kèm theo đường link tìm hiểu về cách thức hiến tóc https://bcnv.org.vn/.../24/huong-dan-hien-toc-thu-vien-toc/.

 Tết tóc kèm theo mẫu giấy thông tin hiến tóc của chị Huỳnh Vân Anh. (Ảnh nhân vật cung cấp)

 ...và chị vui, hạnh phúc vì tết tóc đã đến được Thư viện tóc BCNV

“Khi xem những clip về niềm vui của các bệnh nhi được đội mái tóc giả do mọi người quyên tặng, tôi rất xúc động. Do vậy, tôi mong việc làm nhỏ của mình có thể tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho các “chiến binh K” vượt qua bệnh tật, tự tin, can đảm và lạc quan hơn trong cuộc sống”, chị Vân Anh chia sẻ.

Ðối với người bình thường, tóc cắt đi rồi sẽ lại dài, nhưng đối với bệnh nhân ung thư thì rất khó. Hiến tóc tặng các bệnh nhân ung thư là cách “Tạm biệt mái tóc dài theo cách thật ý nghĩa” mà mẹ con chị Châu Trúc Linh và chị Huỳnh Vân Anh đã góp thêm sức mạnh chiến đấu cho các bệnh nhân K. Một mái tóc cho đi, nhiều nụ cười trở lại.



Thư viện tóc là chương trình tóc giả thực hiện từ nguồn tóc thật do cộng đồng đóng góp, cung cấp miễn phí cho bệnh nhân ung thư nghèo, mất đi mái tóc do hoá trị. Ðây là hỗ trợ do Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) khởi xướng từ năm 2015, được xây dựng trên nhu cầu có thực, giúp người bệnh thêm tự tin và can đảm chiến đấu với ung thư.

Người hiến tặng tóc có thể gửi tóc qua các dịch vụ chuyển phát đến địa chỉ:

Mạng lưới ung thư vú Việt Nam - Thư viện tóc, 122/11 Phổ Quang, Phường 9, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0961.924.300.

Tại Hà Nội có thể hiến tóc tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Ðể rút ngắn thời gian phản hồi, BCNV mời bạn hiến tóc điền trước thông tin: https://bcnv.getflycrm.com/page/thong-tin-nguoi-hien-toc-qua-buu-pham-shipper.



 

Băng Thanh

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.