ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 19:36:37

Một vụ tai nạn, hai nỗi đau

Báo Cà Mau Một buổi tối cuối tháng 4/2016, Nguyễn Tô Son (sinh năm 1994) rủ bạn là Trần Văn Vĩ (sinh năm 1990) đi thị trấn Cái Nước uống cà phê. Khi đi, Son có hứa với cậu là sẽ về sớm để còn về nhà với mẹ (Son phụ việc tiếp cậu ở chợ Rau Dừa. Mẹ Son ở ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước). Còn Vĩ (ngụ xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước) thì dặn cha đừng đi xổ lú, vì ban đêm mắt cha yếu lắm, Vĩ sẽ về nhà sớm để lo việc đó. Nhưng ai có ngờ đâu, cả 2 đã không thực hiện lời hứa của mình. Vì tai nạn giao thông, họ vĩnh viễn không về nữa...

Một buổi tối cuối tháng 4/2016, Nguyễn Tô Son (sinh năm 1994) rủ bạn là Trần Văn Vĩ (sinh năm 1990) đi thị trấn Cái Nước uống cà phê. Khi đi, Son có hứa với cậu là sẽ về sớm để còn về nhà với mẹ (Son phụ việc tiếp cậu ở chợ Rau Dừa. Mẹ Son ở ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước). Còn Vĩ (ngụ xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước) thì dặn cha đừng đi xổ lú, vì ban đêm mắt cha yếu lắm, Vĩ sẽ về nhà sớm để lo việc đó. Nhưng ai có ngờ đâu, cả 2 đã không thực hiện lời hứa của mình. Vì tai nạn giao thông, họ vĩnh viễn không về nữa...

Con hứa sẽ lo cho mẹ lúc cuối đời mà!?

Chị Ðỗ Hồng Nhanh (mẹ của Son) nhìn di ảnh con trai rồi thổn thức trách cứ: “Con nói sẽ nuôi nấng, lo cho mẹ lúc cuối đời sao bây giờ con lại bỏ mẹ ra đi?”. Anh Ðỗ Thanh Quang (cậu của Son) rơm rớm nước mắt: “Mấy ngày nay chị ấy cứ khóc rồi xỉu, tỉnh lại thì khóc. Sức khoẻ của chị vốn không tốt do bệnh bướu tim, giờ gánh thêm nỗi đau này nữa!?”.

Ðại diện Ban An toàn giao thông tỉnh thăm, động viên và hỗ trợ tiền mai táng cho gia đình chị Nhanh.

Trong tiếng nấc nghẹn ngào, chị Nhanh kể cho chúng tôi về hoàn cảnh của gia đình chị. Khi Son vừa mới chào đời thì cha Son đã bỏ đi biền biệt. Một mình chị phải chăm sóc 2 đứa con. Lương giáo viên thời đó chẳng bao nhiêu nên chị phải bỏ nghề dạy học, đi làm đủ thứ nghề, thậm chí làm thuê để lo cho con. Những ngày tháng khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, Son càng lớn càng hiếu thảo với mẹ.

“Mấy năm gần đây tôi bị bệnh, sức khoẻ ngày càng sa sút, không thể lao động nặng được nên về ở trong này (ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ), còn nó thì ở Rau Dừa tiếp cậu nó buôn bán. Dành dụm được bao nhiêu tiền thì nó mua sắm vật dụng mang về nhà. Vừa rồi đám gả chị nó, chi phí cũng do nó hỗ trợ thêm chớ tôi có 2 công vuông thì thu nhập đâu đáng kể. Nó hứa sẽ cố gắng lao động để dành dụm thêm ít tiền rồi sẽ về ở với tôi luôn vì nó là con trai duy nhất của tôi. Vậy mà…!”, chị Nhanh lại khóc ròng.

Niềm hy vọng của gia đình tôi đã hết

Khác với Son, Vĩ có gia đình hạnh phúc với đầy đủ cha mẹ, đời sống kinh tế khá hơn nhưng Vĩ cũng là con trai duy nhất trong nhà. “Tôi chỉ có 2 đứa con, con gái đã có gia đình riêng. Mắt tôi bị bệnh nên không nhìn rõ lắm, vợ tôi sức khoẻ cũng kém nên mọi công việc trong gia đình đều do thằng Vĩ quán xuyến. Bây giờ nó bỏ đi đột ngột thế này, vợ chồng tôi không biết tính sao”, ông Trần Minh Hùng (cha của Vĩ) nói giọng buồn buồn.

Theo ông Hùng, từ nhỏ tới giờ Vĩ chưa bao giờ làm cha mẹ buồn lòng, phần lớn thời gian Vĩ ở nhà giúp cha mẹ, có đi chơi thì cũng giờ giấc đàng hoàng, hôm nào lỡ có nhậu với bạn mà ở xa nhà thì điện về báo tin rồi nghỉ lại nhà bạn đến tỉnh mới về.

Chỉ về phía nhà sau đang sửa chữa dở dang, ông Hùng nói: “Vợ chồng tôi dự định cuối năm nay sẽ cưới vợ cho nó nên tôi mới kêu thợ nâng cấp căn nhà, xây thêm phòng riêng cho nó. Nó lập gia đình thì tôi sẽ giao hết ruộng đất cho nó quản lý. Nhưng số phần vợ chồng tôi không được hưởng phước khi về già”.

Hai hoàn cảnh khác nhau nhưng có cùng một nỗi đau mất đi trụ cột duy nhất của gia đình. Chị Nhanh rồi sẽ ra sao khi trong người đang mang căn bệnh bướu tim mà cứ dai dẳng nỗi đau: “Ði loanh quanh trong nhà, nhìn thấy cái tủ thằng Son mua, cái giàn chén nơi sàn bếp nó làm…, tôi đều thấy bóng của nó đang ở đó”. Còn vợ chồng ông Hùng thì: “Chẳng lẽ bây giờ tụi tui chết theo nó cho rồi, bởi thằng Vĩ là niềm tin, hy vọng cuối đời của vợ chồng tôi. Tai nạn giao thông sao mà ác nghiệt thế, con tôi là đứa ngoan hiền mà”.

Tai nạn giao thông giờ không còn là sự rủi ro đơn thuần mà đã trở thành hiểm hoạ, trong hiểm hoạ đó một phần cũng do con người gây nên khi tham gia giao thông bất chấp các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào cuối tháng 4/2016 tại Quốc lộ 1 (địa bàn huyện Cái Nước) đã cướp đi mạng sống của Son và Vĩ, thông tin ban đầu nguyên nhân là do nạn nhân chạy quá tốc độ trong khu vực đông dân cư./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Cần thanh thải cầu không còn sử dụng

Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.