ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 01:36:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Muôn kiểu biến tướng “chữa lành tâm lý"

Báo Cà Mau Nhiều người đang huyễn hoặc và hiểu sai về khái niệm “chữa lành tâm lý", dẫn đến tự bản thân rơi vào bẫy của kẻ xấu, hay tự làm thầy thuốc cho chính mình nhưng lại "kê đơn" sai.

Ðừng bị huyễn hoặc hay tự làm bác sĩ

Áp lực cân bằng cuộc sống, áp lực công việc, áp lực gia đình... khiến nhiều người, nhất là giới trẻ gặp những trở ngại, thậm chí tổn thương tâm lý. Từ đó, họ cho rằng mình cần “chữa lành”. Chỉ cần gõ hai chữ “chữa lành” trên thanh tìm kiếm Google là lập tức hiện lên hàng triệu kết quả như: “du lịch chữa lành”, “âm nhạc chữa lành”, “chữa lành cơ thể”... Chưa kể, các dịch vụ hay các sản phẩm dành cho việc “chữa lành” cũng mọc lên như nấm. Nhiều người do quá mong muốn được vỗ về tâm hồn và xoa dịu những vết thương trong lòng đã chi tiền để tham gia các dịch vụ chữa lành, dẫn đến nhiều hệ luỵ.

Nhiều hội nhóm nhân danh chữa lành xuất hiện trên mạng xã hội với mục đích trục lợi.

"Thôi miên chữa lành", "tarrot chữa lành", "chữa lành tự nhiên"... là tên gọi mỹ miều của hàng loạt group được mở ra trên mạng xã hội. Nhiều nhóm hoạt động công khai, một số nhóm lại hoạt động kín, nhưng số lượng thành viên lên đến vài chục, thậm chí vài trăm ngàn người. Kéo theo đó là những chuyên gia tâm lý tự phong cũng từ đây xuất hiện, khuyên nhủ, nói đạo lý hay truyền cảm hứng... cùng những lời lôi kéo tham gia các khoá học chữa lành trực tuyến qua zoom, với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng loạt dịch vụ ăn theo cũng nở rộ, từ du lịch chữa lành, ăn kiêng chữa lành, cà phê chữa lành... như một công thức, những lời mời chào mua các vật phẩm được thần thánh hoá công dụng một cách quá đáng được gửi tới người có nhu cầu chữa lành.

Chị Nguyễn Trúc Ly, 27 tuổi, ngụ Khóm 4, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Thời gian vừa làm vừa học, vừa lo cho gia đình khiến tôi mệt không thở nổi. Ðó là chưa nói tới những va vấp trong cuộc sống. Tôi bắt đầu cảm thấy cường độ công việc nhiều và khó trụ nổi. Tôi tự tìm cách chữa lành bản thân, như đi xem bói, xem tarrot... Sau đó, tôi cũng có tham gia vài nhóm tự nhận là chữa lành tâm hồn, trong đó lập nhiều nhóm nhỏ, đóng tiền cùng nhau du lịch, hay cà phê nghe chuyên gia tâm lý giải toả áp lực... Hầu như cái nào cũng có chi phí. Tôi thử qua và không thấy hiệu quả”.

Nguy hiểm hơn, nhiều người có chút kiến thức lại bắt đầu tự cho mình quyền làm bác sĩ tâm lý, tự kê đơn, tự tìm phương pháp để “chữa lành” cho bản thân. Họ tự tham khảo các phương pháp thiền, tự thiết kế chế độ ăn uống, các bài tập luyện... Lĩnh vực tâm lý rất chuyên biệt, đặc thù, thế nên không phải ai chưa qua đào tạo kiến thức chuyên sâu đều trở thành thầy thuốc ở mảng này được.

Người bệnh tâm lý thường vái tứ phương, đôi khi tự bản thân làm bác sĩ cho chính mình. Ảnh LÊ TUẤN.

Chị Trần Kiều Trang, 32 tuổi, ngụ Khóm 1, Phường 6, TP Cà Mau, chia sẻ: “Tất nhiên mình đi học, đi làm cũng tích luỹ nhiều kiến thức, đôi khi tự tin bản thân có thể làm thầy thuốc tự kê toa cho mình. Tuy nhiên, tâm lý và tổn thương tâm lý là điều rất khó. Tôi nghĩ, phải có bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm mới kê đơn thuốc hay các bài tập giúp giải toả tâm lý khi gặp trở ngại, tổn thương. Tự làm bác sĩ có khi bệnh nặng thêm”.

Cần tỉnh táo chọn đúng địa chỉ

“Chữa lành” (healing) là thuật ngữ dùng để thể hiện sự chủ động trong việc hàn gắn, phục hồi cho cảm xúc, tâm hồn cũng như thể chất của con người sau các tổn thương. Theo Bác sĩ CKII Hồng Hữu Hạnh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, mấu chốt của chữa lành là nội lực, là sức mạnh tự thân chứ không phải dựa dẫm vào các cơ chế bên ngoài, và không ai thay thế tốt nhất vai trò của bản thân mỗi người trong việc “tự chữa lành”. Thế nhưng, một số người lại thiếu kiến thức, cố tình diễn giải theo hướng khác dẫn đến suy nghĩ, hành động sai lệch nhằm phục vụ cho mục đích trục lợi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của người khác. Một bác sĩ tâm lý phải mất 4-5 năm, thậm chí chục năm để có bằng cấp liên quan đến tư vấn tâm lý, thì các chuyên gia tự nhận, tự phong, lại chỉ cần lên mạng rao giảng những bài học đạo đức hay những lời khuyên nhủ... lại được nhiều người ủng hộ, theo dõi, xin tư vấn.

Bác sĩ CKII Hồng Hữu Hạnh thăm khám cho bệnh nhân gặp vấn đề về tâm lý. Bác sĩ khuyên mọi người tỉnh táo với các phương pháp chữa lành trên mạng và tuyệt đối không tự làm thầy thuốc cho bản thân. Ảnh: ANH TUẤN

Bác sĩ Hồng Hữu Hạnh cho biết thêm: “Những căn bệnh về tinh thần hiển hiện rất rõ trong đời sống hiện đại ngày nay như: stress, trầm cảm..., từ đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần được giải toả. Ðối với những người trẻ, khi bị bệnh về tâm lý hay gặp những vướng mắc trong cuộc sống tinh thần cần gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý. Ở Cà Mau, chúng ta có thể gặp bác sĩ chuyên khoa về tâm thần để tìm hiểu nguyên nhân gây nên tổn thương tâm lý và đề xuất những phương pháp điều trị tốt nhất. Ðừng nghe và làm theo hướng dẫn trên các trang mạng xã hội khiến bệnh tình trầm trọng hơn".

Ðể tránh tiền mất tật mang, mỗi cá nhân phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết để phân biệt được "chữa lành" thật, "chữa lành" giả, lựa chọn dịch vụ phù hợp với bản thân, túi tiền của mình./.

 

Lam Khánh

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.