ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 10:56:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6-6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường

Báo Cà Mau Năm 2022, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi, phát triển KTXH, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Đồng thời, triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh.

Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 là: "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

Sáng 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị Chính phủ với địa phương triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá XV về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành

Theo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, chủ đề điều hành của năm 2022 là: "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Chủ đề này được cụ thể hóa trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành sau:

Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Một là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững…

Hai là, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Xác định vaccine, thuốc điều trị Covid-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong phòng, chống dịch.

Ba là, bám sát tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH trên cả nước trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, tận dụng các động lực tăng trưởng mới, bền vững.

Tập trung thực hiện 3 trọng tâm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược.

Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển

Bốn là tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Năm là, bảo đảm an sinh xã hội, an dân, thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, khôi phục và ổn định thị trường lao động, tạo việc làm, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Sáu là, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu qủa công tác đối ngoại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Năm 2022, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường, bảo đảm khoa học, hiệu quả;...

12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đề xuất 12 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu (tương ứng với 180 nhiệm vụ cụ thể) sau:

Phấn đấu tăng trưởng GDP 6-6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em

Thứ nhất, tập trung thực hiện hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi, phát triển KTXH, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.

Triển khai nhất quán từ trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch phù hợp; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh. Đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường, bảo đảm khoa học, hiệu quả; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc điều trị trong nước. Phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, đội phản ứng nhanh, tổ hỗ trợ điều trị Covid-19, tổ Covid-19 cộng đồng.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp tài khóa, tiền tệ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7-8%; phấn đấu tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 35% GDP; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;…

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo

Thứ hai, xây dựng, hoàn hiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó tập trung thể chế hóa những định hướng chính sách trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền tệ, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản;…

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục xây dựng và hoàn hiện thể chế hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển KTXH, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19;…

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số;…

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Thứ tư, phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là công trình hạ tầng giao thông quan trọng như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông; dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đẩy nhanh và đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM,…

Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học, hoàn thiện hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đưa học sinh trở lại trường gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Phấn đấu tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 67-68%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 27-27,5%...

Thứ sáu, thúc đẩy liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam

Thứ bẩy, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. Phát triển công nghiệp văn hóa…

Thứ tám, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai các giải pháp để hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26),…

Thứ chín, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Hoàn thành việc sắp sếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…

Chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng

Thứ mười, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

Thứ mười một, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Quán triệt, triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Thứ mười hai, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Tập trung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện lớn của đất nước; chú trọng truyên truyền về khát vọng phát triển quốc gia, cổ vũ mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt; kịp thời đấu tranh phản bác quan điểm, tư tưởng sai trái;…

Dự thảo Nghị quyết giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình, kịp thời xử lý vấn đề phát sinh; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện của bộ, ngành địa phương mình./.

 

Theo baochinhphu.vn

 

Liên kết hữu ích

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.