ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:44:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, huyện U Minh đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó phát huy tốt truyền thống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Đồng bào dân tộc không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục từng bước sự trông chờ ỷ lại, một số chương trình dự án đầu tư cho đồng bào dân tộc đã phát huy tác dụng mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực, góp phần tích cực nâng cao đời sống cho đồng bào thiểu số trên địa bàn.

Hiện toàn huyện U Minh có 1.469 hộ dân tộc thiểu số, bao gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Chăm, Ê-đê, Tày với 6.419 khẩu, chiếm 5,71% hộ dân toàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm số lượng lớn nhất, phần lớn làm nghề nông, mua bán nhỏ và lao động phổ thông, tập trung đông nhất ở xã Khánh Lâm, Khánh Hoà, Nguyễn Phích và Khánh Thuận.

Trưởng phòng Dân tộc huyện U Minh Võ Hải Phận cho biết: “Những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc có bước phát triển. Nhiều gia đình cần cù lao động sản xuất, tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần làm giàu cho gia đình và địa phương. Hoạt động văn hoá, giáo dục, xã hội có nhiều tiến bộ, kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đồng bào dân tộc được đầu tư, nâng cấp, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định”.

Thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2013-2015 với tổng nguồn vốn được phê duyệt là 1 tỷ 089 triệu đồng, huyện đã hỗ trợ nền nhà cho 33 hộ dân tộc thiểu số nghèo. Xét cho 24 hộ vay với số tiền 236 triệu đồng, trong đó có 2 hộ vay vốn chuộc đất 60 triệu đồng, 22 hộ vay vốn phát triển sản xuất 176 triệu đồng.

Nhờ được đầu tư lộ nông thôn nên điều kiện đi lại, giao thương hàng hoá của người dân cũng như việc đến trường của các em học sinh vùng đồng bào dân tộc ngày một thuận lợi hơn.

Từ năm 2015 đến nay, huyện đã cấp hỗ trợ 2.138 lượt hộ dân tộc thiểu số mua giống, cây, con phát triển sản xuất. Bên cạnh đó còn triển khai thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135. Theo đó, tỉnh phân khai vốn cho 4 xã khu vực III và xã bãi ngang ven biển số tiền 4 tỷ 010 triệu đồng, huyện đã cấp tiền hỗ trợ 572 lượt hộ nghèo nuôi tôm, nuôi heo hướng nạc, gà nòi thương phẩm, nuôi dê, nuôi vịt biển, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Đầu tư xây dựng 78 công trình, trong đó có 75 công trình lộ với tổng nguồn vốn hơn 35 tỷ đồng. Duy tu sửa chữa 46 công trình, trong đó có 15 công trình lộ, 31 trụ sở văn hoá với tổng nguồn vốn hơn 1 tỷ 240 triệu đồng.

Bà Sơn Thị Phải, hộ đồng bào dân tộc Khmer ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, chia sẻ: “Những năm qua, nhờ được Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống cầu, lộ giao thông nên đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc, lộ làng thông thoáng nên việc đi lại giao thương hàng hoá của bà con thuận lợi hơn trước rất nhiều, việc đến trường của các cháu học sinh đỡ vất vả hơn. Không chỉ cầu, lộ mà điện, nước, trường, trạm cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư ngày một khang trang, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân, từ đó đời sống của đồng bào dân tộc ngày càng được nâng lên rõ nét”.

Được hỗ trợ khoa học - kỹ thuật nên việc trồng màu của ông Đào Tư đạt hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.

Ông Đào Tư, hộ dân ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, chia sẻ: “Tôi vừa thực hiện xong mô hình trồng dưa leo Nhật và dưa leo Thái trong nhà lưới, tôi thấy hiệu quả cao hơn so với trồng ở ngoài như trước đây rất nhiều. Nếu ở ngoài 5 tấn/ha thì trong này phải 7 tấn/ha, hoa màu lại không có sâu bệnh nên hạn chế dùng phân, thuốc, bán dễ và có giá hơn nên thu nhập mang lại khá cao”.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm. Mở 97 lớp dạy nghề cho 3.305 lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 56 lớp ngoài Đề án 1956, có 2.502 học viên; 192 lớp truyền nghề có 8.067 học viên tham gia và giải quyết việc làm cho trên 19 ngàn lao động, từ đó áp dụng hiệu quả vào sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Với nhiều biện pháp tích cực, đến nay toàn huyện còn 363 hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc.

Ông Võ Hải Phận cho biết thêm, mặc dù đời sống đồng bào dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, song kết quả vẫn chưa đồng đều, nguy cơ tái nghèo cao do người dân thiếu đất, vốn sản xuất, thiếu việc làm ổn định. Chính vì thế, thời gian tới, Phòng Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo tốt công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, an sinh xã hội trong vùng dân tộc bằng cách phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề thiếu đất, thiếu nước, giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc./.

Trần Thể

Liên kết hữu ích

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.