ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 17:24:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao giá trị, năng suất vụ lúa - tôm

Báo Cà Mau (CMO) Trước dự báo khả năng đỉnh điểm của đợt El Nino có thể xảy ra trong 3 tháng (từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024) với cường độ từ trung bình đến mạnh, do ảnh hưởng bởi El Nino, mùa mưa năm 2023 có khả năng kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm, trong các tháng mùa khô ít có mưa trái mùa, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024; ngành nông nghiệp đã có hướng dẫn về lịch xuống giống vụ lúa - tôm.

Theo đó, lịch xuống giống đợt 1, từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 dương lịch, thu hoạch từ nửa cuối tháng 11 đến giữa tháng 12.  Áp dụng biện pháp sạ gác ở vùng đất gò, cao, tương đối bằng phẳng, đất được xới trục, ít cỏ dại, bơm tháo nước tốt rửa mặn. Ðối với vùng áp dụng phương pháp cấy ném (đất bị trũng khó tháo nước, hoặc đất không bằng phẳng), làm mạ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, cấy ném vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 (thời gian mạ từ 15-17 ngày đối với nhóm lúa ngắn ngày).

Xuống giống đợt 2 từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 9, thu hoạch trong tháng 12. Phương pháp xuống giống là gieo mạ cấy ném cho những vùng đất ngập sâu trũng, đất đai không bằng phẳng; đối với những vùng đất gò cao có thể áp dụng phương pháp sạ gác.

Ông Lê Văn Ðồng, Ấp 13, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, đang làm đất, chuẩn bị mặt bằng để gieo mạ cho vụ lúa - tôm. Ảnh: TRẦN THỂ

Theo kế hoạch, vụ lúa - tôm năm 2023 xuống giống đạt 36.720 ha, trong đó huyện Thới Bình 18.000 ha, U Minh 14.900 ha, Trần Văn Thời 2.820 ha, Cái Nước 500 ha và TP Cà Mau 500 ha. Ngành nông nghiệp chỉ đạo từng địa phương tổ chức lại sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu giống thích hợp với từng địa bàn, tránh rủi ro do thiên tai gây ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chọn giống lúa cao sản đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận, giống thích ứng với điều kiện phèn mặn, năng suất cao, chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như: Nhóm giống lúa chất lượng cao: OM5451, OM18, BTE1... bố trí sản xuất diện rộng khoảng 30-40% diện tích. Nhóm giống lúa thơm đặc sản gồm các giống: ST24, ST25, Ðài Thơm 8..., bố trí sản xuất diện rộng ở những vùng đã sản xuất khoảng 30-40% diện tích. Nhóm giống lúa chất lượng trung bình: OM2517, OM576 (Hầm trâu, siêu Hầm Trâu)... bố trí sản xuất diện hẹp khoảng 15-20% diện tích. Ngoài ra, có thể gieo sạ một số giống lúa triển vọng như: OM429, DS1...

“Ðồng thời, các huyện phải xác định những nơi có đủ điều kiện sản xuất lúa - tôm, tập trung chỉ đạo sản xuất ăn chắc vụ lúa - tôm; xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất cho từng vùng, tiểu vùng, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hạ tầng, xác định cụ thể những vùng bị xâm nhập mặn nhiều, vùng nhiễm mặn ít, vùng chậm mặn, vùng mặn nhanh để bố trí lịch thời vụ, giống lúa cụ thể, kỹ thuật canh tác phù hợp; lập kế hoạch chống hạn cụ thể đối với từng vùng, tiểu vùng. Những nơi không đủ điều kiện (độ mặn cao, gần các cửa sông, vùng trũng, thấp khó tháo nước rửa mặn), không khuyến cáo nông dân xuống giống”, ông Nguyễn Văn Quân khuyến cáo./.

 

Kim Cương

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.