ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 13:19:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau Vừa qua, tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân tổ chức thành công huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, có hơn 300 lực lượng tham gia.

Huyện Phú Tân có chiều dài bờ biển khoảng 37 km, hơn 360 phương tiện làm nghề khai thác biển. Toàn huyện có 24 ngàn hộ dân, trong đó có khoảng 18 ngàn hộ sống bằng nghề nuôi trồng và khai thác biển nên rất dễ bị tác động khi có thiên tai xảy ra, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng. Những năm gần đây, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và không theo quy luật nên việc nâng cao năng lực PCTT&TKCN cho cán bộ, người dân, đặc biệt là lực lượng xung kích PCTT cơ sở được xem là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng.

Buổi huấn luyện, thực hành có tình huống giả định: Do ảnh hưởng của bão số 6, vùng biển ngoài khơi từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau có gió Tây Nam cấp 8, có lúc cấp 9, giật cấp 10-11, sóng biển cao từ 7-10 m, biển động rất mạnh. Vùng biển từ Cà Mau - Kiên Giang - Phú Quốc gió Tây Nam mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao từ 6-9 m, biển động rất mạnh. Giả định bão có ảnh hưởng trực tiếp đến huyện Phú Tân.

Nội dung cơ bản của huấn luyện, thực hành lần này bao gồm 2 phần chính: vận hành cơ chế lãnh đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện và thị trấn Cái Ðôi Vàm; thực hành kỹ năng giải quyết các tình huống giả định có thể xảy ra khi có bão, áp thấp nhiệt đới như: sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, tổ chức cứu hộ, cứu nạn trên biển.

 Vận hành cơ chế lãnh đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phú Tân.

 

Thực hành công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. 

 

Giúp dân chằng chống nhà cửa. 

 

Kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn.

 

Sơ tán dân về nơi an toàn. 

Phát biểu tại buổi họp rút kinh nghiệm, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đánh giá cao công tác lãnh đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác chuẩn bị và tổ chức diễn tập. Từ sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và lực lượng nên cuộc diễn tập diễn ra đảm bảo nội dung, thời gian, đạt yêu cầu đề ra.

Buổi huấn luyện, thực hành góp phần nâng cao khả năng tổ chức chỉ đạo, điều hành và xử lý các tình huống, sự cố thiên tai có thể xảy ra; đánh giá khả năng huy động, tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng và Nhân dân để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án PCTT&TKCN phù hợp, sát với thực tế của địa phương. Sau diễn tập, cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện nâng cao hơn nữa ý thức trong PCTT&TKCN, ứng phó với các tình huống khẩn cấp về thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân./.

 

Anh Phan thực hiện

 

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.