ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 29-9-23 04:58:33

Nâng cấp hạ tầng, chủ động ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Hạ tầng từ đê, kè, cống, đập cho đến đường giao thông là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong phòng ngừa mà còn có ý nghĩa quyết định đối với hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả sau thiên tai. Thời gian qua, việc phát triển hạ tầng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn nhận được sự quan tâm đầu tư.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 93 tuyến đê bao, bờ bao được xây dựng với tổng chiều dài 714 km, thực hiện nhiệm vụ chống tràn. Ngoài ra, còn có 214 cống và 18 trạm bơm được đầu tư đưa vào vận hành nhằm kiểm soát mặn, ngăn triều cường và tiêu nước. Bên cạnh đó, tuyến đê biển Tây có chiều dài khoảng 103 km, đã có gần 52 km được kiên cố hoá, cùng với đó là 56 km kè bảo vệ bờ biển.

Về hệ thống giao thông đường bộ, toàn tỉnh hiện có hơn 11.500 km gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông nông thôn; trong đó có khoảng 5.418 km đường giao thông được trải nhựa. Song song với đó là nhiều khu cảng, bến tàu và khu neo đậu lớn phục vụ neo đậu tránh trú bão. Hệ thống điện, thông tin liên lạc, quan trắc khí tượng thuỷ văn, cảnh báo thiên tai… luôn được quan tâm đầu tư phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Không chỉ quan tâm đầu tư mới, mà công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng cũng được triển khai thường xuyên, liên tục. Ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, dẫn chứng, riêng năm 2022, qua kiểm tra, đánh giá các điểm xung yếu của tuyến đê biển Tây đã xác định còn 6 điểm xung yếu, trên cơ sở đó triển khai phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm PCTT. Riêng đối với công trình bờ bao, cống, kênh mương…, chỉ trong năm 2022 toàn tỉnh đã có 99 công trình được nạo vét, duy tu, bảo dưỡng với tổng mức đầu tư hơn 189 tỷ đồng, cơ bản đảm bảo các công trình đê điều và PCTT được vận hành hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh, chỉ trong năm 2022 đã có 636 tỷ đồng được giải ngân để triển khai xây dựng các công trình, dự án PCTT, biến đổi khí hậu (BÐKH) bằng nhiều hình thức phù hợp. Không chỉ vậy, việc khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, an tâm sản xuất, khắc phục nhanh chóng các sự cố công trình nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của Nhân dân. Theo đó, trong năm 2022, tỉnh đã kêu gọi tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai vượt qua khó khăn… với tổng nguồn lực ủng hộ trên 624 tỷ đồng. Từ đó đã có hơn 4.100 hộ dân bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, Ðầm Dơi và TP Cà Mau… được hưởng hỗ trợ.

Ông Nam cho biết thêm, từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi trong năm 2022, tỉnh phê duyệt hơn 187 tỷ đồng để triển khai đầu tư thực hiện các công trình thuỷ lợi. Thực hiện dự án “Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đê phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng ven biển tỉnh Cà Mau” năm 2022 là 279 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống kè biển, kè sông, công trình PCTT khắc phục sự cố sụt lún, hư hỏng đê biển với tổng kinh phí khoảng 140 tỷ đồng. Hay từ Dự án "Tăng cường năng lực ứng phó thiên tai và thích ứng với BÐKH cho cộng đồng ven biển vùng ÐBSCL” và Dự án “Trồng rừng phòng hộ ven sông, gây bồi tạo bãi trồng rừng cửa sông, ven biển”, nhiều phần việc đã được triển khai vào thực tế với giá trị khoảng 7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo Tờ trình số 04/TTr-UBND, ngày 31/1/2023, của UBND tỉnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau kinh phí thực hiện các dự án đầu tư phòng, chống sạt lở bờ biển với kinh phí khoảng 1.501 tỷ đồng.

Với vai trò quan trọng của hạ tầng trong công tác phòng chống cũng như khắc phục hậu quả sau thiên tai, mới đây UBND tỉnh đã có công văn hoả tốc về tiếp tục tăng cường các giải pháp ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đề nghị Sở NN&PTNT bố trí cán bộ, lực lượng quản lý đê thường xuyên kiểm tra các vị trí đê xung yếu, cống đập để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố sạt lở, sụt lún...

Cùng với đó, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng tiếp tục rà soát, cập nhật tình hình sụp lún, sạt lở lộ giao thông, khẩn trương hướng dẫn các địa phương, Nhân dân thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục thiệt hại. Ðồng thời thống kê, dự báo các vị trí lộ giao thông có khả năng xảy ra sạt lở, sụp lún, hư hỏng, qua đó chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống phù hợp với nhận định diễn biến thiên tai, thời tiết và điều kiện thực tế ở địa phương, đảm bảo lưu thông an toàn cho người dân.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục rà soát kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất trên từng lĩnh vực, qua đó tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại sản xuất do nắng nóng và điều kiện thời tiết thay đổi trong giai đoạn chuyển sang mùa mưa. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ việc đăng ký kê khai sản xuất ban đầu với chính quyền địa phương; theo dõi, tổng hợp kịp thời số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất kịp thời, đúng quy định. Ðồng thời, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là thuỷ sản nuôi; chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; khuyến cáo người dân thực hiện tốt khâu chọn giống để nâng cao hiệu quả sản xuất./.

 

Nguyễn Phú

 

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình chưa hồi kết

Với các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình đã triển khai trong suốt thời gian qua, hành trình giữ đất, giữ rừng trước tác động của biến đổi khí hậu bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Dù vậy, với nguồn lực hiện tại, hành trình này vẫn rất dài.

Mong manh bờ Ðông

Cà Mau vừa ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ biển trên địa bàn, tất cả đều trên tuyến biển Ðông, với 6 vị trí đặc biệt nguy hiểm, dài gần 30 km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2,2 ngàn tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, bảo vệ bờ biển. Trong đó, riêng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã có đến 4 vị trí, với chiều dài cần đầu tư hệ thống kè 20.150 m, nhu cầu vốn trên 1,6 ngàn tỷ đồng.

Ðề xuất thí điểm kêu gọi đầu tư kè biển

(CMO) Thực hiện Ðề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo Quyết định số 957/QÐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, qua 3 năm thực hiện đề án, tính đến nay, tỉnh đã thực hiện 21 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí khoảng 2.250 tỷ đồng. Trong đó, đã hoàn thành 10 công trình bằng giải pháp kè 2 hàng cọc ly tâm, các công trình còn lại đang trong giai đoạn thực hiện.

Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

(CMO) Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.

Cần nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ Trung ương

(CMO) Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha, sạt lở bờ sông thời gian qua đã làm hư hỏng gần 28 km đường giao thông và hàng trăm căn nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và tốc độ phát triển của địa phương.

Sống chung với sạt lở

(CMO) Tân Ðức là địa bàn nóng của tình trạng sạt lở ven sông tại huyện Ðầm Dơi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, khu vực dân cư ở ngã tư Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng, làm hư hỏng khoảng 75 m lộ bê tông, sụp hoàn toàn 8 căn nhà, ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Cần cơ chế đặc thù trong phòng, chống thiên tai

(CMO) Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên đặc biệt, trong đó tiêu biểu nhất là bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nền đất yếu lại thấp…, do đó, rất dễ bị tổn thương trên phạm vi rộng trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðể công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao, nhất là có đủ nguồn lực để chủ động triển khai nhiệm vụ “phòng là chính”, tỉnh đang cần cơ chế chính sách đặc thù.

Thay đổi để thích ứng

(CMO) Các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ngày một ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề. Thực tế này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi nhanh chóng và toàn diện để thích ứng, hướng tới phát triển bền vững.

Xuôi dòng sạt lở

(CMO) Chợ, khu dân cư sầm uất dọc theo các ngã ba, ngã tư sông từ lâu đã hình thành nét văn hoá đặc trưng của người dân vùng sông nước ÐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng. Thế nhưng hiện nay, không ít nơi đời sống người dân ở những khu vực này đang bị đe doạ trước tình trạng sạt lở ven sông ngày một nghiêm trọng; đã có không ít hộ dân trở nên trắng tay chỉ sau một đêm.

Sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai

(CMO) Tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Ðầm Dơi diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, tài sản của người dân và thiệt hại về ngân sách. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã chủ động phương án chi tiết trên tinh thần sẵn sàng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.