ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 12:26:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chất cán bộ quản lý các trường THCS

Báo Cà Mau Công tác nâng cao chất lượng cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường THCS thời gian qua được Phòng Giáo dục huyện U Minh đặc biệt quan tâm. Song, thực tế khi được đề bạt, bổ nhiệm, một số CBQL chưa được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học quản lý, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đòi hỏi cần sớm tìm giải pháp nhằm khắc phục cho bằng được bất cập này.

Công tác nâng cao chất lượng cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường THCS thời gian qua được Phòng Giáo dục huyện U Minh đặc biệt quan tâm. Song, thực tế khi được đề bạt, bổ nhiệm, một số CBQL chưa được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học quản lý, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đòi hỏi cần sớm tìm giải pháp nhằm khắc phục cho bằng được bất cập này.

Cơ bản đạt chuẩn

Huyện U Minh hiện có 10 trường THCS, bình quân mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 trường THCS; số CBQL các trường THCS trong huyện là 26 người (trong đó nữ 3 người). Cho đến thời điểm hiện tại, CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện U Minh cơ bản đáp ứng yêu cầu trình độ đại học (22 CBQL, đạt 81,61%). Song thực tế vẫn còn 4 CBQL, chiếm 18,31% chưa đạt chuẩn. Ðây là vấn đề cần được quan tâm xem xét, khắc phục trong thời gian tới.

Giáo dục truyền thống tại Bia tưởng niệm Sở Giáo dục Nam Bộ, Trường THCS Hoàng Xuân Nhị, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Ảnh: K.PHƯƠNG

Ðối với trình độ chính trị, tuy đạt chuẩn trung cấp theo quy định, nhưng đến nay chưa có CBQL nào đạt trình độ đại học hoặc cao cấp chính trị.

Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho CBQL các trường THCS huyện U Minh được Phòng Giáo dục U Minh và Sở GD&ÐT quan tâm. Tất cả 26 CBQL đều được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CBQL, đạt 100%. Bên cạnh đó, số CBQL có trình độ B ngoại ngữ, tin học đều đạt 100%.

Thực tế trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL các trường THCS huyện U Minh về cơ bản có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao thì vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức. Ðó là tính chuyên nghiệp trong việc thực thi công vụ chưa cao. Khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là trong việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục trong xu thế phát triển của thời đại vẫn bộc lộ những hạn chế. Cán bộ quản lý giáo dục ở các trường còn thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kỹ năng quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế.

Phần đông CBQL các trường THCS làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít vận dụng khoa học quản lý giáo dục như: công tác dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy trình hoạt động... vào thực tiễn quản lý nhà trường, quản lý cơ sở giáo dục. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự, tài chính còn hạn chế, lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền.

Chế độ báo cáo còn thiếu thường xuyên và thống nhất, số liệu thiếu độ tin cậy, có khi còn chạy theo thành tích mà không nhận thức đầy đủ tác hại sâu xa. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học còn nhiều hạn chế trong việc thu thập, xử lý thông tin trong,  ngoài nước về giáo dục và những yếu tố tác động khác.

Nâng chất nguồn nhân lực

Từ thực trạng trên, thiết nghĩ cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trên các lĩnh vực: đạo đức nhà giáo, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý giáo dục và khả năng tự phát triển của CBQL, coi đó là cơ sở nền tảng, là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục ở các trường THCS huyện U Minh.

Về nâng cao trình độ chuyên môn, cần tạo điều kiện và khuyến khích CBQL học tập trên chuẩn; xây dựng kế hoạch cử đi bồi dưỡng các lớp chuyên môn; tạo điều kiện để CBQL có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; bồi dưỡng học sinh giỏi; cử tham gia bồi dưỡng thay sách, đổi mới phương pháp dạy học; góp ý nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.

 Ðẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về pháp luật cho CBQL (kể cả diện trong quy hoạch); hướng dẫn việc quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; phong trào thi đua; nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; kiểm tra, đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; hướng dẫn CBQL lập hồ sơ lưu trữ thông tin quản lý tổ.

Tăng cường mở các khoá đào tạo về kỹ năng khai thác và tổ chức thông tin, chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý và cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THCS nói riêng ý thức đầy đủ rằng: nếu không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ÐT.

Về nâng cao khả năng phản biện, tự phản biện, CBQL giáo dục cần phải như một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, một người điều phối, thiết kế chương trình đào tạo và nội dung môn học, người tư vấn cho học sinh cũng như kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy, có hiểu biết tường tận những quy luật nhận thức diễn ra trong quá trình học tập của học sinh. Trong vai trò tư vấn và “đồng hành”, CBQL giáo dục phải nỗ lực để xác định “tầm nhìn”, phải gắng tạo nên tập thể sư phạm có tinh thần đồng đội và yêu cầu đánh giá đồng nghiệp một cách công bằng, chính xác.

Về nâng cao phẩm chất chính trị, tập trung nghiên cứu, quán triệt, học tập các nghị quyết của Ðảng, chỉ thị, các văn bản của Chính phủ, Bộ GD&ÐT để cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác phù hợp. Nhất là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CBQL; tìm hiểu và khảo sát năng lực của đội ngũ CBQL xác định nhu cầu nội dung bồi dưỡng.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho CBQL các trường THCS đạt chuẩn theo quy định. Về lâu dài, cần đào tạo nâng cao trình độ cao cấp chính trị cho CBQL./.

Ðặng Hương Giang

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.