ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 13:53:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chất dạy và học từ công nghệ thông tin

Báo Cà Mau (CMO) Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trên rất nhiều lĩnh vực. Với vai trò quan trọng đó, những năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy và học. Đây được xem là một trong những bước đi thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiện nay, 100% các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đều được trang bị đầy đủ phòng học máy tính, với hàng nghìn máy tính được kết nối với mạng internet. Các bậc học từ mầm non đến THPT đều đã đưa các phần mềm thiết kế bài giảng trên các thiết bị công nghệ vào giảng dạy. Một số trường đã đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ công tác giảng dạy như: máy chiếu, bảng tương tác thông minh…

Công nghệ về vùng sâu

Một tiết Tin học tại trường Tiểu học A Khánh Bình Tây được thầy và trò bắt đầu thuần thục từ các thao tác trên máy. Không cần phải truyền tải lý thuyết dài dòng, giáo viên chỉ cần hướng dẫn, học sinh có thể thực hành tại chỗ trên máy tính.

Em Nguyễn Bảo Trân, học sinh lớp 5A3, trường Tiểu học A Khánh Bình Tây, bộc bạch: “Đối với em, giờ tin học bây giờ không còn nặng nề với những bài học khô khan nữa mà ngược lại rất háo hức. Em được trực tiếp tiếp xúc với máy tính, làm quen với internet. Những kiến thức thầy truyền đạt cũng như trong sách giáo khoa trở nên dễ hiểu hơn”.

Ông Huỳnh Văn Mến, Hiệu trưởng trường Tiểu học A Khánh Bình Tây, cho biết: “Hiện tại trường có một phòng chức năng được trang bị 20 máy vi tính, 1 máy chiếu, 10 camera quan sát được đặt tại các phòng học và sân trường. Đối với tập thể thầy và trò ở đây, việc có được một phòng tin học được trang bị đầy đủ máy vi tính thật sự là niềm vui và động lực rất lớn đối với cả thầy và trò. Hằng năm, các thiết bị CNTT này đều được nhà trường bảo trì, sửa chữa, đảm bảo chất lượng để phục vụ việc học tập của học sinh”.

Ở những trường vùng sâu, sự có mặt của các thiết bị CNTT đã mang đến sinh khí mới, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục thành thị và nông thôn. Những màn hình, máy chiếu, camera được lắp đặt tại các phòng học ở những vùng nông thôn chính là sự cố gắng, nỗ lực của ngành và sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh.

Tại trường THCS Phan Ngọc Hiển, màn hình tivi được trang bị hỗ trợ rất nhiều trong dạy - học của giáo viên và học sinh.

Trường THCS Phan Ngọc Hiển (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân) được tách ra từ trường THCS Lê Hồng Phong. Năm học 2017-2018 là năm thứ 2 trường đi vào hoạt động nhưng các trang thiết bị, cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị CNTT đều được trang bị đầy đủ. Ngoài phòng học tin học được trang bị 25 máy vi tính, mỗi phòng học của trường đều được lắp đặt một màn hình, sử dụng sổ liên lạc điện tử 100%. Hạ tầng CNTT được quan tâm đầy đủ như vậy nên mỗi tiết học trên lớp học sinh đều có thể tiếp xúc và tận dụng màn hình, giáo viên và học sinh không cần phải di chuyển khi muốn sử dụng máy chiếu hỗ trợ tiết học.

Ông Võ Quốc Hiển, Hiệu trưởng trường THCS Phan Ngọc Hiển, thông tin: “Các thiết bị trong phòng học đã được cài đặt hệ thống liên thông. Mỗi tuần chào cờ hay những buổi sinh hoạt, các em thường được cho xem một chuyên đề chung khoảng 15 phút như: tranh ảnh, chiếu những đoạn phim tư liệu, những câu chuyện, tấm gương người tốt việc tốt… Đặc biệt với số lượng các camera được trang bị tại mỗi phòng học đã góp phần rất lớn trong công tác quản lý giáo viên và học sinh của nhà trường. Các vấn đề như bạo lực học đường hay tệ nạn học đường ngày càng hạn chế hơn. Phụ huynh yên tâm hơn khi đưa học sinh đến với nhà trường”.

Sự đầu tư, trang bị hạ tầng CNTT trong các đơn vị trường học đã tạo nền tảng cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập, từng bước đổi mới, hiện đại hoá giáo dục.

Nâng cao chất lượng dạy và học

Áp dụng các thiết bị công nghệ trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện, phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp… là kết quả của sự đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.

Các phòng học Tin học được trang bị đầy đủ máy tính giúp môn học trở nên hứng thú và dễ hiểu hơn.

Cô Tô Thuỳ Linh, giáo viên dạy môn tiếng Anh, trường THCS Phan Ngọc Hiển, chia sẻ: “Nếu trước đây việc tận dụng máy chiếu trong tiết dạy chỉ áp dụng cho những tiết dự giờ, giờ đây, những thiết bị này đã được tận dụng một cách triệt để vào giảng dạy trên lớp. Với bộ môn tiếng Anh, việc giảng dạy kết hợp với những hình ảnh sinh động đã hỗ trợ rất nhiều cho bài giảng, làm cho tiết học thêm hào hứng, chất lượng và vui nhộn hơn hẳn, giáo viên cũng ít tiếp xúc với bụi phấn. Không chỉ vậy, với sự đa dạng của các phần mềm hiện nay, giáo viên còn soạn bài giảng và được duyệt trực tiếp trên máy tính đỡ tốn thời gian và tiết kiệm rất nhiều chi phí”.

Ông Huỳnh Hồng Giang, Hiệu trưởng trường Tiểu học Việt Thắng, cho biết: “Để đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị công nghệ cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại hơn, nhà trường luôn khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Đặc biệt, việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được áp dụng trong thực tế hằng ngày, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi”.

Đối với công tác ứng dụng CNTT trong quản lý, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Phú Tân, đánh giá: “Thực hiện công tác cải cách hành chính trong ngành giáo dục, phần mềm VIC được ứng dụng vào công tác quản lý, giải quyết công việc. Công chức, viên chức đăng nhập vào phần mềm để xử lý công việc thường xuyên hơn. Hệ thống email giáo dục, các ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, số liệu phát huy hiệu quả, hỗ trợ trong công tác quản lý hiện nay”.

Thực hiện kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành giáo dục tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục tỉnh nhà đã và đang tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị CNTT dùng chung cho công chức, viên chức toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng quản lý và dạy học. Tuy nhiên, theo ông Võ Quốc Hiển, Hiệu trưởng trường THCS Phan Ngọc Hiển, một trong những khó khăn của việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy - học chính là tâm lý ngại khó, ngại cái mới của giáo viên, đặc biệt là đối với những giáo viên đã lớn tuổi do quen với cách dạy học truyền thống. Vì vậy, muốn triển khai hiệu quả, ngoài đầu tư hạ tầng CNTT, ngành cần phải tập trung hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ giáo viên tiếp cận với CNTT./.

Kim Chi

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.