ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 08:23:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chuẩn đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer

Báo Cà Mau Tiết học tiếng Khmer của học sinh Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi, huyện Trần Văn Thời.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, nhất là chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, thời gian qua, ngành GD&ÐT luôn quan tâm, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp. Hiện nay, Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi (huyện Trần Văn Thời), Trường PTDT Hữu Nhem (huyện Thới Bình) và Trường PTDT Nội trú tỉnh Cà Mau, với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo quy định, đã thu hút phần lớn học sinh người dân tộc theo học.

Hơn nữa, hằng năm, thực hiện chính sách cử tuyển, tỉnh có nhiều học sinh học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Ðây chính là nguồn nhân lực được đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và vùng dân tộc nói riêng.

Tiết học tiếng Khmer của học sinh Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi, huyện Trần Văn Thời.

Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết: Trong năm học qua, Sở GD&ÐT đã thực hiện việc củng cố phát triển quy mô, mạng lưới các trường PTDT nội trú theo Quyết định số 1640, trường PTDT bán trú theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDÐT ngày 2/8/2010. Sở cũng đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong trường PTDT nội trú, PTDT bán trú, đảm bảo cho học sinh các trường PTDT bán trú có chỗ ở an toàn, đủ ăn, đủ mặc, đủ sách học. Quản lý, chỉ đạo dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ đã ban hành.

Đồng thời, thực hiện tốt chế độ chính sách giáo dục dân tộc; nghiêm túc thực hiện chính sách cử tuyển học sinh dân tộc vào đại học, cao đẳng, trung cấp. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Ðến nay, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer cơ bản đủ về số lượng; đa số giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt. Công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và việc giám sát, thanh tra, kiểm tra đã được Sở và các trường quan tâm. Ðặc biệt, chính sách thu hút giáo viên đạt được một số kết quả nhất định, đã tuyển và thu hút nhiều giáo viên dạy tiếng Khmer về công tác tại các trường PTDT trên địa bàn.

Ngoài quy định chung của Nhà nước đối với học sinh trường PTDT, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh đã ủng hộ cho trường kinh phí, vật chất, dụng cụ học tập và các trang thiết bị khác, tạo điều kiện cho nhà trường xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, môi trường lành mạnh trong học tập, ăn ở, vui chơi cho học sinh.

- Trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ CNH-HÐH, GD&ÐT của tỉnh nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer vẫn còn những hạn chế nhất định nào, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Dự: Do một bộ phận đồng bào dân tộc Khmer kinh tế gia đình khó khăn và chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học tập đối với tương lai của con em nên chưa quan tâm hoặc chưa tạo những điều kiện tốt nhất để các em được đến trường học tập. Ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc, việc huy động học sinh đến trường và ngăn chặn nguy cơ bỏ học còn gặp nhiều thách thức; tỷ lệ huy động học sinh đến trường vẫn còn thấp.

Mặc dù hệ thống trường, lớp đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, song vẫn còn thiếu và một số cơ sở xuống cấp chậm được sửa chữa, nhiều trường còn thiếu hệ thống các phòng chức năng, thiếu điều kiện, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia; đặc biệt còn thiếu nhiều về thiết bị công nghệ thông tin.

Về đội ngũ giáo viên, tuy đã có nhiều giải pháp khắc phục, nhưng đến nay vẫn còn tình trạng thiếu, thừa, chưa cân đối, chưa đồng bộ. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer của các cấp quản lý và lãnh đạo các trường học chưa được phân cấp rõ ràng, đôi lúc còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer vẫn còn bộc lộ những thiếu sót như: quy hoạch, đào tạo còn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực, chất lượng thấp, chưa xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về xây dựng quy hoạch, đào tạo dẫn đến tình trạng chưa đồng bộ về cơ cấu. Chất lượng giáo viên, tỷ lệ giáo viên chưa được điều hoà, bố trí cân đối giữa các trường; còn chênh lệch giữa các trường, nhất là các trường vùng sâu.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại đôi lúc còn chung chung, thiếu khách quan, sử dụng phương pháp đánh giá chưa phù hợp; các trường chưa sàng lọc được chất lượng đội ngũ giáo viên. Do vậy, Sở GD&ÐT chưa đề ra được giải pháp hiệu quả để thực hiện việc bố trí, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác cho số giáo viên này.

- Xin ông cho biết, để có được đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp, ngành giáo dục sẽ hướng vào những giải pháp cốt lõi nào?

Ông Lê Hoàng Dự: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, cần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên phải như đường xoáy trôn ốc theo chiều đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và cách tân, hoàn thiện đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer nói riêng, các trường PTDT coi việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực người giáo viên có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo sự tồn tại và tính thống nhất để phát triển.

Các trường phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên theo đúng tinh thần tôn vinh nghề dạy học của Ðảng và Nhà nước. Hơn nữa, do đặc thù ở tỉnh Cà Mau, số lượng giáo viên mới tuyển dụng chiếm tỷ lệ cao và hầu hết trong số đó mới tốt nghiệp cao đẳng, đại học, nên các trường cần có chính sách động viên và khuyến khích để tất cả giáo viên mới tuyển dụng an tâm công tác và tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Thực hiện chính sách thoả đáng trọng dụng để đảm bảo giáo viên có mức thu nhập hợp lý, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và được tôn vinh xứng đáng.

Ðể đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ÐT, một trong những nội dung phải thường xuyên thực hiện là công tác thanh tra, kiểm tra tại các trường PTDT theo các hình thức: thanh tra chuyên ngành, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Sự tôn vinh ấy của xã hội dành cho các nhà giáo không phải ngẫu nhiên mà có, nó xuất phát từ vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo đối với con người. Thế nên, phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer là điều kiện để bản thân mỗi thầy cô giáo tự rèn luyện, gọt giũa, tự hoàn thiện mình hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý, nặng nề mà xã hội giao phó, góp phần đưa sự nghiệp GD&ÐT tỉnh nhà ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!

Bài và ảnh: Băng Thanh

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.