ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 21:32:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nền tảng cho chuyển đổi số

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau đang quyết tâm đến năm 2025 kinh tế số chiếm 10% GRDP; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Thực hiện quyết tâm này, ngay từ tháng 12/2020, tỉnh bắt tay vào thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QÐ-TTg, ngày 3/6/2020, của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng nền hành chính phục vụ tận tâm, hiệu quả thông qua các app và nền tảng công nghệ số, đẩy mạnh kết nối người dân, doanh nghiệp và chính quyền, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức.

VNPT là đơn vị đồng hành cùng Cà Mau thực hiện chuyển đổi số. Để có thêm thông tin về sự chuẩn bị cũng như những quyết tâm của đơn vị đồng hành, phóng viên báo Cà Mau có cuộc phỏng vấn bà Hồ Lệ Quyên, Phó giám đốc VNPT Cà Mau, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Cà Mau, về một số nội dung liên quan.

Cùng với sự trang bị hiện đại về hạ tầng và nhân lực, VNPT Cà Mau tự tin có đầy đủ những điều kiện tốt để đồng hành chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021-2025 và thời gian kế tiếp.

- Là đơn vị đồng hành nhiều lĩnh vực về công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhiều năm qua, xin bà cho biết triển vọng của Cà Mau trong tiến trình chuyển đổi số?

Bà Hồ Lệ Quyên: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thể hiện rõ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số là chủ trương lớn, được thể chế hoá bằng nhiều quy định. Điều này cũng đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Kế hoạch Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân; nâng cao tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường số; hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia; nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GDP và trong từng ngành, từng lĩnh vực…

Tại Cà Mau, những chủ trương, định hướng đó đã được UBND tỉnh cụ thể hoá bởi Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 3/12/2020, về việc triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. VNPT Cà Mau hoàn toàn chia sẻ những mục tiêu, định hướng, nội dung kế hoạch hành động và tin tưởng rằng, với khí thế và quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, tỉnh Cà Mau sẽ sớm hoàn thành kế hoạch đề ra; vươn mình trở thành một trong những điểm sáng về cải cách hành chính, số hoá mọi hoạt động của chính quyền và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thời gian qua, với vai trò tiên phong về phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, Tập đoàn VNPT tự hào được đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan Trung ương, đồng thời Tập đoàn VNPT cũng đã giao trọng trách cho VNPT Cà Mau cùng đồng hành với chính quyền, các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai các chương trình, dự án lớn, quan trọng, mang tính nền tảng. VNPT Cà Mau đã và đang phối hợp triển khai hệ sinh thái chính quyền số tại nhiều sở, ngành, các huyện/thành phố đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tiêu biểu như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice; Hệ thống Thông tin báo cáo toàn tỉnh VNPT-VSR; Hệ thống quản lý YTCS và HSSK toàn tỉnh; Cổng thông tin điện tử toàn ngành giáo dục; Hệ thống quản lý lao động, việc làm trên toàn tỉnh; đường truyền kết nối hợp trực tuyến các cấp; hỗ trợ tổng đài tư vấn phòng chống dịch Covid-19…

Với những kết quả đã đạt được và những hành động quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ tích cực của toàn dân như hiện nay, tôi tin tưởng rằng Cà Mau sẽ trở thành một trong những tỉnh hình mẫu trong cả nước về chuyển đổi số thành công, đóng góp quan trọng trong tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai không xa.

- Cà Mau vừa ký kết hợp tác giai đoạn mới với VNPT, trong đó rất quan tâm về chuyển đổi số, vậy VNPT Cà Mau đã có những bước chuẩn bị gì để đảm bảo nền tảng phát triển như kỳ vọng, thưa bà?

Bà Hồ Lệ Quyên: Ngày 9/12/2021, UBND tỉnh Cà Mau đã cùng với Tập đoàn VNPT ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện Viễn thông - Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025. Đây là bước tiếp theo sau thoả thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 và cũng là kết quả của sự tin tưởng, là cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hoạt động hợp tác chiến lược, lâu dài, bền vững  giữa UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn VNPT.

Đồng thời, đây có thể được xem là minh chứng khẳng định sự tin tưởng để VNPT Cà Mau đồng hành cùng tỉnh nhà trên con đường xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 như hiện nay. VNPT Cà Mau được tạo điều kiện để cùng với chính quyền các cấp thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, quyết tâm hiện thực hoá chủ trương chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số tại tỉnh Cà Mau.

Tại địa bàn tỉnh Cà Mau, VNPT có trên 600 cán bộ, nhân viên được tập đoàn đào tạo bài bản, được trao đổi kinh nghiệm thường xuyên. VNPT Cà Mau tự tin có đầy đủ những điều kiện tốt nhất để đồng hành hiệu quả với tỉnh nhà về chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021-2025 và thời gian kế tiếp.

Thoả thuận hợp tác chiến lược về Viễn thông - Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025 như đã nói, sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này. Chúng tôi cam kết sẽ huy động đội ngũ nhân viên kỹ thuật tốt nhất, bắt tay ngay vào việc thực hiện các kế hoạch đảm bảo đồng bộ với định hướng của tỉnh, tiếp cận kịp thời công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. VNPT Cà Mau cam kết đảm bảo hạ tầng viễn thông băng rộng cố định và di động với độ phủ sóng lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ tốt mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong tỉnh nhà.

- Cũng như nhiều chương trình khác đều lấy con người làm trọng tâm, chuyển đổi số cũng thế. Bà đánh giá thế nào về sự tiếp cận, ứng dụng các tiện ích của người dân Cà Mau hiện nay?

Bà Hồ Lệ Quyên: Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi, từng bước thích ứng với trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số là chiến lược tất yếu, là lựa chọn cần thiết giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Tất cả các giải pháp công nghệ số đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tiện ích của người dân. Chính vì vậy, sự tiếp cận, ứng dụng các tiện ích của người dân đóng vai trò quyết định trong tiến trình chuyển đổi số.

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, tỉnh Cà Mau đã qua luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị đổi mới sáng tạo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Theo đánh giá của tôi, việc tiếp cận, trải nghiệm các ứng dụng tiện ích của người dân Cà Mau cũng đã khá nhiều.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, theo tôi, chúng ta cần phải có tăng cường truyền thông, hướng dẫn tích cực, thiết thực để nâng cao trải nghiệm của người dân. Hiện nay, UBND tỉnh đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng và hoạt động chính của tổ công nghệ số là tập huấn, hướng dẫn trực tiếp cho người dân sử dụng các tiện ích của công nghệ số. Bắt đầu sẽ thí điểm tại một vài xã, sau đó sẽ nhân rộng. Đây cũng là giải pháp đột phá, sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy nhận thức và hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số.

- Xin cảm ơn bà!

 

Phong Phú thực hiện

 

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.