ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 12:41:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nét đẹp đạo - đời

Báo Cà Mau (CMO) Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo luồng sinh khí mới, động lực thúc đẩy nhiệt huyết cách mạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Ðồng bào học tập và làm theo Bác với tất cả lòng thành kính, góp sức cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Chỉ cách một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn Ðộc lập” ở Quảng trường Ba Ðình, ngày 3/9/1945 khi đề ra những nhiệm vụ cấp bách của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lương - Giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, Nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình, thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”.

Kề vai, sát cánh cùng quê hương

Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác, đồng bào có đạo tỉnh Cà Mau luôn kề vai, sát cánh cùng quê hương trong suốt hành trình phát triển.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 6 tôn giáo được công nhận về mặt tổ chức gồm: Phật giáo, Cao Ðài, Công giáo, Tin lành, Tịnh Ðộ cư sĩ Phật hội Việt Nam và Phật giáo Hoà Hảo; với 157 tổ chức tôn giáo, hơn 370.000 tín đồ, trên 3.000 chức sắc, chức việc, nhà sư. Các cơ sở tôn giáo như chùa chiền, thánh thất... đều dành vị trí trang nghiêm thờ ảnh Bác Hồ. Ðồng thời, lồng ghép những bài học về tình yêu thương của Người vào những giờ giáo lý, nhằm lan toả tinh thần từ bi, bác ái, chân thiện mỹ trong giá trị của mỗi tôn giáo.

Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo, đồng hành cùng dân tộc”, đồng bào có đạo ở Cà Mau luôn đồng hành cùng quê hương trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội bằng việc làm thiết thực như: vận động xây dựng cầu, đường, nhà tình thương, nhà Ðại đoàn kết; chăm lo người có công, người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật…

Tại Niệm phật đường Hưng Phước (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), 13 năm qua, hơn 20 trẻ bị người thân yêu chối bỏ đã dần trưởng thành từ tấm lòng của “người mẹ” khoác áo nâu sòng - sư cô Diệu Tánh, làm xúc động bao trái tim. Ngoài lo chuyện học hành, sư cô còn dạy bảo các cháu những điều hay lẽ phải, tình đoàn kết, thương yêu lẫn nhau, để sau này trưởng thành làm người tốt, sống có ích.

Hội thánh Cao Ðài Minh Chơn Ðạo 5 năm qua đã hỗ trợ xây mới 26 cây cầu, 9.450 m đường với số tiền đóng góp trên 1 tỷ đồng; duy trì các hoạt động từ thiện, bếp cháo tình thương ở bệnh viện, phát thuốc vùng khó với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng.

Ðồng bào Công giáo Cà Mau trong năm 2020 đã cất 137 căn nhà tình thương, khoan 346 giếng nước, xây 25 cây cầu nông thôn; duy trì phát gạo hàng tháng cho người già neo đơn, giúp đỡ hộ nghèo, khuyết tật… Tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng.

Các chức sắc, chức việc, nhà sư, tín đồ các tôn giáo luôn sống lương thiện, làm điều có ích, đồng hành cùng sự phát triển quê hương, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thách thức.

Mỗi tôn giáo là một pháo đài

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mặc dù việc tạm dừng các hoạt động tôn giáo tập trung đông người đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của tín đồ, nhưng các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đều đồng thuận, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ðồng thời tích cực góp của cải, công sức vào công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; tham gia tổ Covid cộng đồng, nấu cơm, gói bánh và phát quà đến hộ dân khó khăn, chốt kiểm soát, khu vực phong toả…

Tín đồ của Tịnh độ cư sĩ Phật hội tỉnh cùng nhau nấu cơm, xôi, làm bánh mì… trao tặng các khu cách ly.

Cà Mau có 22 hội quán (chùa Tịnh Ðộ). Việc học và làm theo Bác được các hội quán xác định từ cung cách ứng xử, đạo đức, lối sống hàng ngày, để lan toả điều tốt đẹp trong xã hội. Ông Nguyễn Quốc Tròn, Chánh thư ký Ban Trị sự Tịnh Ðộ cư sĩ Phật hội Việt Nam tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi hướng dẫn các tín đồ theo đường lối “phước huệ song tu trong mùa chống dịch”, khuyên bảo nhau phải làm tất cả những gì có thể để góp phần cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh. Các chức sắc, chức việc, tín đồ luôn sẵn sàng đóng góp, san sẻ yêu thương, tổ chức nấu cơm, xôi, bún… trao các khu cách ly tập trung. Luôn vững niềm tin vào Ðảng, Nhà nước và các ngành chức năng trong công tác phòng, chống dịch, mong cuộc sống mọi người sớm trở lại bình thường như trước”.

Theo thống kê của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đóng góp gần 300 triệu đồng tiền mặt, vật chất quy ra tiền trên 1 tỷ đồng vào quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh. Trong đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh vận động và đóng góp 85 triệu đồng, Ban Trị sự Tịnh Ðộ cư sĩ Phật hội tỉnh ủng hộ 64 triệu đồng, Hội thánh Cao Ðài Minh Chơn Ðạo ủng hộ 50 triệu đồng, Uỷ ban Ðoàn kết Công giáo tỉnh ủng hộ 30 triệu đồng, Ðại đức Thích Trí Huệ góp trên 44 triệu đồng…

Bên cạnh việc đóng góp bằng vật chất, nhiều tín đồ tôn giáo còn tham gia làm tình nguyện viên, thành viên tổ Covid cộng đồng, góp phần cùng quê hương trong công tác phòng, chống đại dịch. Ông Hữu Sếp, Phó ban Quản trị chùa Rạch Giồng (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình), cho biết: “Những tháng qua tôi là thành viên của tổ Covid cộng đồng, cùng Ban Nhân dân ấp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ gia đình; đồng thời giám sát, theo dõi các trường hợp người dân từ các địa phương khác về, nhắc nhở mọi người thực hiện tốt việc cách ly y tế theo quy định”.

Nhớ lại những ngày cao điểm người dân Cà Mau hồi hương, Ðại đức Thích Nhuận Trí, Trụ trì Niệm Phật đường Phước Ðiền, luôn túc trực, có khi đến tận khuya để mang bánh mì, nước uống, sữa, cơm… trao tận tay lực lượng làm nhiệm vụ và trong lúc bà con chờ làm thủ tục nhập tỉnh. Ðại đức Thích Nhuận Trí bộc bạch: “Mình trực tiếp đi nên thấy lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch còn nhiều vất vả và người dân còn lắm khó khăn, nên vận động bao nhiêu vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa yên. Tôi lấy làm vui mừng khi nhận được sự ủng hộ của bà con, phật tử, cùng làm nên nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Bằng cách này, cách khác, bằng thực lực của mỗi tôn giáo mà có sự đóng góp, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đã làm nên bao chuyến xe nghĩa tình, nồi bánh quê yêu thương, suất cơm ấm lòng người về… Qua đó cho thấy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không ở đâu xa, không quá cao siêu mà được thể hiện một cách trọn vẹn nhất ngay ở tấm lòng và trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức tôn giáo, càng minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như lời Bác từng căn dặn./.

 

Mộng Thường

 

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.