ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 09:50:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nét duyên chiếc áo bà ba

Báo Cà Mau (CMO) Từ chiếc áo thuần tuý ban đầu, theo thời gian, sở thích và nếp sinh hoạt thay đổi, áo bà ba được hoàn thiện thêm bởi nhiều cung bậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn nhưng vẫn giữ được nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc.

Tà áo xông pha trận mạc

Có thể do sự giản dị, nhẹ nhàng và phù hợp với hoàn cảnh lao động sản xuất, áo bà ba được người dân Nam Bộ ưu ái sử dụng trong rất nhiều bối cảnh khác nhau. Áo theo các “nam phụ lão ấu” trên đồng ruộng, sông dài, áo theo các bà, các chị ra chợ. Áo thơm mùi khói bếp, rồi lại gây thương nhớ bởi hình ảnh của đôi tà mềm mại, buông rũ trên những chiếc xuồng ba lá, thấp thoáng giữa mênh mông sông nước. 

Áo bà ba giản dị mà vô cùng duyện dáng, tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người  phụ nữ.

Trong cái thời mà đất nước sục sôi khí thế, áo bà ba lại theo các bà, các mẹ đưa quân cách mạng vượt sông, qua cầu, len rừng cầm súng chiến đấu. Hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, trung kiên luôn gắn liền với ba món đồ bất ly thân là nón lá, khăn rằn và áo bà ba. Thương sao những đội du kích tóc dài đã bao phen gây khiếp đảm cho kẻ thù, tạo nên khúc tráng ca hào hùng mang tên Đồng Khởi. Những cô giao liên, người nữ cán bộ cách mạng với áo bà ba, súng quàng vai đã tạo nét đặc trưng riêng cho trang phục chiến đấu. 

Hình ảnh các mẹ, các chị trong chiếc áo bà ba vẫn đẹp, vẫn lung linh trong sáng và mãi mãi dệt nên trang sử đẹp của dân tộc.

Hội nhập cùng thời đại

Vẫn loại áo không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông, độ dài của áo ôm nhẹ thân mình người phụ nữ. Cùng kết hợp áo bà ba là chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát, tôn thêm vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng làm say đắm lòng người. 

Ao bà ba không bị lãng quên theo thời gian. Trong nhịp sống hiện đại, tôi vẫn thấy hình ảnh của những cô hướng dẫn viên dịu dàng trong chiếc áo bà ba đằm thắm, thêm chiếc khăn rằn quàng cổ, nón lá hay mũ tai bèo xinh xinh. Dù lên xe hay xuống ghe tàu, những hình ảnh mang tính đặc thù ấy vẫn tạo cho du khách những ấn tượng khó phai, góp phần làm cho tour du lịch miệt vườn thêm phần thú vị. 

Nhằm bảo tồn và gìn giữ nét văn hoá của loại hình trang phục này, suốt nhiều năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc duy trì thói quen phụ nữ mặc áo bà ba khi tham gia các sự kiện chính trị, văn hoá và cả trong sinh hoạt hàng ngày. 

Là vùng đất có truyền thống cách mạng, suốt 10 năm qua, áo bà ba được các chị em trong Chi hội Phụ nữ ấp Chà Là (xã Phú Thuận, Phú Tân) sử dụng như một loại đồng phục nhằm tạo hình ảnh đẹp cho người làm công tác hội.

Chị Lê Hồng Sil (hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Chà Là) chia sẻ: "Từ thời còn con gái, trong tủ quần áo của tôi đã có hơn chục bộ bà ba. Ngày ấy được má dắt đi may thì còn gì sung sướng bằng. Bây giờ phom dáng không còn được như trước nữa nhưng cũng không nỡ bỏ. Ở đây thợ may áo bà ba không còn nhiều, đồng phục chúng tôi mặc để sinh hoạt hội vẫn giữ lại kiểu may truyền thống là cổ lá trầu, chít eo, phom rộng, ráp lăng”.

Còn đối với bà Hồ Thị Quyên, màu áo bà ba bà yêu thích là màu đen. Ở cái tuổi ngoài sáu mươi, bà Quyên luôn tự hào mình là người có bộ sưu tập áo bà ba nhiều nhất trong ấp với hơn 40 bộ. “Chồng tôi thường nói tôi mặc đồ nào cũng không ưng ý bằng áo bà ba. Phụ nữ miền Nam mà không có cái áo bà ba sẽ mất chất”, bà Quyên khẳng định.

Được sử dụng như một loại trang phục chính để chị em xuất hiện trong các sự kiện quan trọng, các chuyến về nguồn, các hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt văn hoá văn nghệ…, áo bà ba vẫn là một lựa chọn ý nghĩa không thể thay thế đối với người làm công tác hội.

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Chà Là Nguyễn Hồng Hạnh cho biết: “Mỗi tổ phụ nữ trong ấp đều có một màu áo khác nhau, chủ yếu là các màu xanh thiên thanh, tím hoa cà, nâu đất. Chị em tự nguyện bỏ tiền túi ra mua vải, mướn thợ đến tận nhà để cắt đo và vẫn giữ kiểu dáng truyền thống, hoặc tuỳ vào sở thích của mỗi người áo sẽ có thêm hoa văn làm điểm nhấn. Việc sử dụng áo bà ba cũng là cách để chúng tôi gìn vàng giữ ngọc, bảo tồn giá trị văn hoá tốt đẹp này để không bị mai một theo thời gian”./.

Nghĩa Lâm

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tìm giải pháp căn cơ phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các sản phẩm KH&CN (bản quyền, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động KH&CN). Phát triển thị trường KH&CN sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa được đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Ðẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội

Thực hiện Ðề án “Ðầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 2.900 căn đến năm 2030. Dự án nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau đã và đang được triển khai, là một trong những dự án trọng điểm góp phần thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Lan toả yêu thương với "Tủ 0 đồng"

Với phương châm “Ai có đến ủng hộ - Ai cần hãy đến lấy”, từ đầu năm đến nay, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đã kết nối với các nhà hảo tâm, chung sức cùng cán bộ, nhân viên bệnh viện thành lập "Tủ 0 đồng", chia sẻ khó khăn với thân nhân, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn khi đến khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.