ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 02:57:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngậm ngùi... thưởng Tết!

Báo Cà Mau Những ngày cuối năm, thưởng Tết là đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Bên cạnh thông tin về mức thưởng “khủng” của một số doanh nghiệp, các lĩnh vực tài chính... một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức Nhà nước, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lại ngậm ngùi với khoản quà Tết eo hẹp.

Những ngày cuối năm, thưởng Tết là đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Bên cạnh thông tin về mức thưởng “khủng” của một số doanh nghiệp, các lĩnh vực tài chính... một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức Nhà nước, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lại ngậm ngùi với khoản quà Tết eo hẹp.

Cùng trong khó khăn chung của cả nước, đồng lương của các thầy, cô giáo trên địa bàn tỉnh Cà Mau vốn đã eo hẹp, nguồn thưởng Tết lại khiêm tốn khiến không ít gia đình giáo viên đón Tết với bao nỗi lo toan. Cô Nguyễn Lệ Huyền, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà (huyện Ðầm Dơi) cho biết: “Nhiều người mong chờ đến Tết, nhưng với chúng tôi, Tết là cả nỗi lo khi có biết bao khoản cần chi tiêu mà tiền thưởng chẳng đáng là bao. 2 năm trước, UBND tỉnh Cà Mau có thưởng Tết, chúng tôi có được 500.000 đồng. Năm rồi, không còn khoản thưởng này nữa. Vợ chồng tôi đều là giáo viên nên chẳng có tiền thưởng Tết. Năm nay không biết như thế nào”.

Chăm lo đời sống để giáo viên chuyên tâm giảng dạy.

Ðối với nhà trường thì việc thưởng Tết cho giáo viên lại càng khó khăn hơn nhiều. Ðể có được mức thưởng vài trăm ngàn đồng hay những phần quà cho giáo viên, nhà trường cũng phải tiết kiệm tối đa những khoản chi tiêu. Bởi vì, tiền thưởng được trích lại từ tiền hoạt động mà kinh phí cấp cho trường, phải nhờ vào việc “thắt lưng buộc bụng” thật khéo trong cả năm. Trường nào hoạt động phong trào ít, cuối năm giáo viên còn được thưởng khá một chút.

Thầy Nguyễn Văn Hữu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Thanh Hoà, cho biết: “Từ nhiều năm nay, việc thưởng Tết là do các trường hoàn toàn tự chủ, trong năm tiết kiệm được bao nhiêu thì thưởng Tết cho giáo viên bấy nhiêu. Năm nay, nhà trường đã tiết kiệm tối đa cũng chỉ thưởng Tết cho mỗi giáo viên được một phần quà. Gọi là thưởng Tết cho "oai" chứ thực ra cũng chỉ là món quà động viên các thầy, cô”.

Giáo viên phần lớn chỉ sống bằng đồng lương. Biết được khó khăn đó, khi Tết đến, một số trường thường cho giáo viên nhận 2 tháng lương liên tục để trang trải chi phí trong những ngày Tết. Nhưng Tết qua rồi thì nỗi buồn lại tăng gấp bội khi tiền lương tháng tới đã hết.

Còn nhớ, trong dịp chuẩn bị đón Tết Kỷ Sửu năm 2009, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ GD&ÐT Nguyễn Thiện Nhân trong bức thư gửi lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước đã bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ nỗi thiệt thòi của đội ngũ nhà giáo mỗi dịp Tết về. Bức thư có đoạn viết: “Nền kinh tế đất nước hiện đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mọi tầng lớp Nhân dân, trong đó có các thầy, cô giáo…

Là Bộ trưởng Bộ GD&ÐT, tôi thiết tha đề nghị các đồng chí Chủ tịch HÐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố, các quận, huyện bằng khả năng tối đa của mình góp phần làm cho ngày Tết là những ngày vui hơn của gia đình các thầy, cô giáo tại quận mình, huyện mình, tỉnh mình, thành phố mình, để ít đi những giọt nước mắt phải chảy ngược vào trong lòng mỗi khi Tết đến…”.

Thực hiện lời kêu gọi trong bức tâm thư, các cấp, các ngành đã có những hành động nhất định trong việc chăm lo Tết cho giáo viên. Tuy nhiên, khi “trông chờ” cả vào sự tự vận động của nhà trường và chính quyền địa phương thì vẫn diễn ra tình trạng “kẻ khóc, người cười”, nơi hỗ trợ nhiều, nơi hỗ trợ ít hoặc không có để hỗ trợ. Vậy là, việc giáo viên được hỗ trợ một khoản trang trải thêm trong ngày Tết vẫn đang chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi. Mong muốn cải thiện mức thưởng Tết cho giáo viên vẫn đang là bài toán chưa có lời giải./.

Bài và ảnh: Phạm Duy

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.