Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết, hiện đại hoá nền hành chính là mục tiêu quan trọng trong lộ trình cải cách hành chính (CCHC) tại đơn vị. Hiện 100% đơn vị, trường học trong tỉnh được kết nối internet, trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ như máy tra cứu thông tin dùng chung, máy vi tính cá nhân, tủ hồ sơ, bàn ghế để tiếp công dân tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”. Tại sở đã thiết lập hệ thống phần mềm hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục V.EMIS, phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (VIC)…
Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết, hiện đại hoá nền hành chính là mục tiêu quan trọng trong lộ trình cải cách hành chính (CCHC) tại đơn vị. Hiện 100% đơn vị, trường học trong tỉnh được kết nối internet, trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ như máy tra cứu thông tin dùng chung, máy vi tính cá nhân, tủ hồ sơ, bàn ghế để tiếp công dân tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”. Tại sở đã thiết lập hệ thống phần mềm hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục V.EMIS, phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (VIC)…
Theo đánh giá của Sở GD&ÐT, hiện nay, công chức tại đơn vị luôn tuân thủ quy chế làm việc, nội quy cơ quan và Luật Cán bộ, công chức. Phương pháp làm việc có nhiều cải tiến so với trước đây nhờ vào việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính. Các thông tin kinh tế, xã hội và thông tin quản lý được công chức, viên chức trong ngành cập nhật liên tục thông qua các tài liệu, mạng intenet và cuộc họp cơ quan.
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” Sở GD&ÐT tỉnh Cà Mau. |
Theo ông Dự, qua thực hiện ISO và VIC, lãnh đạo cơ quan đã thực hiện công việc nội bộ được trôi chảy và có hiệu quả nhờ thiết lập được quy trình giải quyết công việc được rõ ràng. Ðồng thời có thể đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của công chức, từ đó làm căn cứ cho công tác xét thi đua, khen thưởng một cách công bằng, khách quan. Thông qua hệ thống này, từng công chức được phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình xử lý công việc, ghi nhận kết quả công việc bằng chính năng lực chuyên môn.
Ngoài ra, người dân được tiếp cận với các quy định hành chính một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi. Họ cũng hài lòng hơn đối với thái độ phục vụ của công chức ngành giáo dục. Họ có quyền được góp ý thông qua phiếu điều tra, sổ góp ý và hòm thư góp ý tại cơ quan sở cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp trong ngành. Hiện nay, 100% công chức cơ quan Sở GD&ÐT được trang bị máy vi tính để làm việc.
Mặc dù rất quyết tâm nhưng trong tiến trình CCHC hiện nay tại đơn vị Sở GD&ÐT vẫn còn vướng nhiều hạn chế. Một bộ phận công chức do trình độ tin học còn hạn chế nên chỉ sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, chưa khai thác hết các tiện ích của mạng máy tính như tra cứu thông tin, chuyển nhận văn bản trong nội bộ cơ quan. Việc duy trì hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại đơn vị vẫn còn nhiều thiếu sót. Nguyên nhân là do một số công chức ngành chưa thật sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng hệ thống này.
Riêng đối với hoạt động tại bộ phận một cửa đã và đang đi vào nền nếp, hồ sơ được giải quyết đúng hẹn chiếm tỷ lệ cao. 6 tháng đầu năm, tại bộ phận này đã tiếp nhận hơn 8.600 hồ sơ. Trong đó, giải quyết sớm 103 hồ sơ, giải quyết đúng hẹn là 8.569 hồ sơ, không có hồ sơ tồn đọng. Tại bộ phận này đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo quy trình “Một cửa điện tử” gắn với ISO điện tử bước đầu có hiệu quả.
"Mặc dù hoạt động của bộ phận này chưa được như mong muốn nhưng đã đi vào nền nếp, góp phần quan trọng làm thay đổi cơ bản về ý thức và phương pháp làm việc của công chức ngành khi tiếp xúc với người dân. Hiện nay, sở đang tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của bộ phận này, không để tình trạng các phòng chức năng nhận và trả kết quả các TTHC liên quan", ông Dự cho biết thêm.
Hiện Sở GD&ÐT đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, mức độ 2 tất cả 100% bộ TTHC cấp tỉnh, huyện, xã thuộc lĩnh vực giáo dục và mức độ 3 đối với 4 TTHC cấp tỉnh trên cổng Thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của ngành. Thời gian tới, sở phấn đấu thực hiện 80% các TTHC thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 30% trong số thủ tục đó thực hiện mức độ 4. Ðồng thời triển khai các ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc, rút ngắn thời gian xử lý TTHC, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, thực hiện kết nối liên thông văn bản, tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm “Một cửa điện tử” tại cơ quan sở./.
Bài và ảnh: Phượng Hồng