ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-4-25 09:14:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Báo Cà Mau Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.

Bên cạnh các loại nón quen thuộc như: nón lá kè, lá dừa, lá sen, một sáng tạo mới đã ra đời, mang đến làn gió tươi mát cho làng nghề: chiếc nón lá bàng. Tinh khôi, mỏng manh nhưng đầy cuốn hút, nón lá bàng là kết tinh của sự tỉ mỉ, khéo léo và tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nghệ nhân Võ Ngọc Hùng, sống tại phường Kim Long, quận Phú Xuân, TP Huế.

Hành trình đến nghệ nhân sáng tạo

Ông Hùng được bạn bè trìu mến gọi là “người đi lượm lá kiếm tiền”. Với tình yêu đặc biệt dành cho thiên nhiên, ông có thể nhận diện hàng ngàn loại lá khác nhau và biến chúng thành những sản phẩm độc đáo. Từ gân lá bồ đề, lá mít cho đến lá bàng, ông không ngừng khám phá, sáng tạo để mang đến những điều mới mẻ. “Ban đầu, tôi chỉ làm gân lá vì đam mê, vì thấy được cái tinh sâu mà lắng nhẹ của thiên nhiên. Sau đó, tôi quyết tâm phải tạo ra một thứ gì đó đặc sắc cho Huế", ông Hùng tâm sự. Sau 6 tháng miệt mài nghiên cứu, chiếc nón lá bàng ra đời. Ðiểm đặc biệt của nón nằm ở những đường gân lá bàng rõ nét, sắp xếp trật tự, đối xứng hài hoà từ đỉnh đến vành. Theo ông Hùng, lá bàng có ưu điểm vượt trội so với các loại lá khác: một chiếc lá có thể trải dài suốt chiều dài nón mà không cần nối, giúp bố cục nón trở nên đẹp mắt và tinh tế. Ðể đạt được thành quả ấy, ông đã trải qua không ít thử thách, từ việc chọn lá, xử lý đến hoàn thiện sản phẩm.

Nón lá bàng không chỉ là một sản phẩm sáng tạo, mà còn là biểu tượng cho tinh thần bền bỉ và tình yêu thiên nhiên của nghệ nhân Võ Ngọc Hùng.

Nón lá bàng không chỉ là một sản phẩm sáng tạo, mà còn là biểu tượng cho tinh thần bền bỉ và tình yêu thiên nhiên của nghệ nhân Võ Ngọc Hùng.

Những chiếc nón lá bàng mang vẻ đẹp hư ảo, tinh khôi, khiến du khách khắp nơi không khỏi trầm trồ.

Những chiếc nón lá bàng mang vẻ đẹp hư ảo, tinh khôi, khiến du khách khắp nơi không khỏi trầm trồ.

Tỉ mỉ làm nên chiếc nón lá bàng

Ðể tạo ra một chiếc nón lá bàng, người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Hằng năm, vào tháng Ba, ông Hùng lặn lội đến vùng rừng Bình Ðiền, nơi có những cây bàng mọc quanh suối, để thu hoạch lá. “Thời điểm này ít mưa gió, ít sâu bọ, lá hái được sẽ trơn tru và đẹp", ông giải thích.

Lá bàng được chọn phải không bị sâu, đủ độ già, dày, cứng và có chiều dài phù hợp. Nếu lá non, gân lá sẽ không đều, dễ rách, làm giảm chất lượng thành phẩm. Sau khi thu hoạch, lá bàng được ngâm trong dung dịch Baking Soda, nấu ở nhiệt độ vừa phải để chuyển thành Washing Soda, rồi tiếp tục nấu thêm 90 phút. Công đoạn này giúp lá giữ được mùi hương tự nhiên dễ chịu. Sau đó, lá được ngâm trong Washing Soda thêm một tháng rưỡi, rồi vớt ra để chải diệp lục. “Chải phải nhẹ nhàng, cẩn thận, không thì lá dễ rách", ông Hùng chia sẻ.

Thành phẩm là những chiếc nón lá bàng mang vẻ đẹp hư ảo, tinh khôi, khiến du khách khắp nơi không khỏi trầm trồ. Ông Hùng đặc biệt chú trọng đến sự an toàn trong quá trình xử lý lá. Thay vì dùng thuốc tẩy độc hại, chú chọn oxy già để tẩy trắng. “Dù oxy già không làm trắng nhanh bằng thuốc tẩy, nhưng nó dễ bay hơi, không để lại chất tồn dư, an toàn cho người dùng", ông nhấn mạnh. Với ông Hùng, an toàn là trên hết, không chỉ là nguyên tắc làm nghề, mà còn là cách để bảo vệ thiên nhiên và sức khoẻ con người.

Lòng đam mê vượt qua khó khăn

Hành trình sáng tạo của ông Hùng không hề bằng phẳng. Có lần, ông phải bán chiếc xe đạp đua yêu thích để đầu tư vào công việc. Bạn bè từng không hiểu vì sao ông đeo đuổi những điều khác lạ, nhưng ông vẫn kiên định. “Khó khăn có thể ảnh hưởng, nhưng quan trọng là mình phải vượt qua. Nếu thất bại mà bỏ cuộc, mình sẽ không bao giờ tiến xa", ông nói. Với ông, thành công không phải là giàu có, mà là được sống thoải mái với đam mê. “Chỉ cần thành công từ chính đam mê của mình đã là điều tốt", ông tâm sự. Ước mơ lớn nhất của ông là mở một trường dạy nghề để truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ. Ðề xuất này hiện đang được thành phố xem xét, như một minh chứng cho những đóng góp của ông với làng nghề Huế.

Lời nhắn cho thế hệ trẻ

Với hơn 30 lần thất bại để làm ra một chiếc nón hoàn thiện, ông Hùng đúc kết: “Ðể thành công, quan trọng nhất là học hỏi và không đầu hàng trước thất bại. Tài sản lớn nhất của con người là trí tuệ và đam mê". Ông khuyên các bạn trẻ: “Hãy học từ mọi người, kể cả những người phản đối mình, để chọn lọc và hoàn thiện bản thân. Nếu thất bại, cứ làm lại. Cuộc sống là mưu sinh, nhưng phải hướng đến điều tốt đẹp, biết đủ và tôn trọng chính mình".

Chiếc nón lá bàng không chỉ là một sản phẩm sáng tạo, mà còn là biểu tượng cho tinh thần bền bỉ và tình yêu thiên nhiên của ông Hùng. Cũng từ những chiếc lá bàng thân thuộc, ông còn sáng tạo nên những chiếc dù lá bàng hay những chiếc quạt tay trang trí, những chiếc ví cầm tay... Qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những sản phẩm bằng lá bàng đã thổi một làn gió mới vào làng nghề truyền thống xứ Huế, chạm đến trái tim của những ai yêu mến vùng đất này./.

 

Ðào Minh Tuấn

 

Chiêm ngưỡng hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới

Đảo Phú Quốc của Việt Nam vừa được vinh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới, vượt qua cả "thiên đường" Bali của Indonesia. Thành tích này được công bố bởi tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure trong khuôn khổ giải thưởng World's Best Awards thường niên, dựa trên bình chọn của hơn 186 ngàn độc giả.

Chư Nâm - Nón xanh cao nguyên

Nằm lặng lẽ giữa vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, núi Chư Nâm (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một điểm đến còn hoang sơ, ẩn chứa vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. Với độ cao khoảng 1.472 m, Chư Nâm không quá hiểm trở như đỉnh Fansipan hay hùng vĩ như Lang Biang, nhưng mang trong mình sự bình yên của một vùng đất chưa bị khai phá nhiều.

Chùa Giác Hoa - Dấu ấn kiến trúc tâm linh của Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa toạ lạc tại Quốc lộ 1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu - công trình kiến trúc tâm linh với lịch sử hơn 100 năm tuổi. Ngôi chùa không chỉ là nơi tu tập và hành hương của đông đảo phật tử gần xa, mà còn là biểu tượng giao thoa giữa 2 nền văn hoá Ðông - Tây.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, khi vầng trăng sáng treo cao trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Ma Coong (một nhánh của dân tộc Bru - Vân Kiều), sinh sống tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, lại hân hoan tổ chức Lễ hội Ðập trống. Ðây không chỉ là một nghi lễ truyền thống có từ hơn 300 năm, mà còn là biểu tượng của niềm tin tâm linh, sức mạnh cộng đồng và nét đẹp văn hoá cần được gìn giữ.

Viên ngọc xanh giữa miền Tây Quảng Trị

Nằm ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, rừng Phong Hương cách TP Ðông Hà khoảng 70 km, thuộc khu vực miền núi giáp biên giới Lào. Nơi đây nổi bật với rừng phong hương bạt ngàn, hồ Rào Quán thơ mộng và thác Tà Puồng hùng vĩ, là điểm đến mới cho những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá.

Trải nghiệm tàu điện Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Tuyến tàu điện Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất TP Hồ Chí Minh với thiết kế tối tân, mang lại cảm giác mới lạ, hứng khởi khi lần đầu được bước chân vào hệ thống giao thông công cộng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngắm đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Ất Tỵ về đêm

Tối nay 27/1 (nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), đường hoa Nguyễn Huệ sẽ chính thức khai mạc. Đây là một trong những con đường đẹp nhất của TP Hồ Chí Minh tại phường Bến Nghé, Quận 1, nằm trải dài hơn 700 m từ trước trụ sở UBND thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến Bến Bạch Đằng, với nhiều toà nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất. Con đường này trở thành đường hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều du khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc những ngày du xuân.

Xuân về làng hoa

Là vùng chuyên canh hoa kiểng, làng hoa Chợ Lách (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết trong những ngày tiết trời vào xuân, bởi những luống hoa Tết đang vươn mình khoe sắc. Ðến "thủ phủ" hoa Tết lớn nhất nhì miền Tây này, du khách có thể cảm nhận không khí lao động tất bật, nhộn nhịp trên những cánh đồng hoa vào mùa vụ làm ăn lớn nhất trong năm tại đây.

Kỳ diệu Ngũ Chỉ Sơn

Nằm giữa lòng xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ngũ Chỉ Sơn với năm đỉnh nhọn tựa những ngón tay khổng lồ vươn lên bầu trời xanh thẳm. Với độ cao 2.858 m, đây được xem là một trong những dãy núi hùng vĩ nhất miền Tây Bắc Việt Nam, thu hút những tâm hồn yêu khám phá và say mê vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên.

Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bạc Liêu

Toạ lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cách trung tâm TP Bạc Liêu 18 km, là địa chỉ đỏ giáo dục cách mạng cho các thế hệ và trở thành điểm du lịch của địa phương và tỉnh Bạc Liêu.