ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 15:34:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ thuật khmer là tình yêu nồng nàn của Rót

Báo Cà Mau (CMO) Nhắc đến Diễn viên Danh Thị Rót (sinh năm 1993) đến từ Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau, đông đảo khán giả cũng như giới chuyên môn đều dành tình cảm và lời khen ngợi đối với cô gái trẻ có ngoại hình đẹp, sáng sân khấu, nụ cười tươi rói gắn với những động tác múa uyển chuyển, hấp dẫn; điều đáng trân trọng hơn hết là một trái tim yêu tha thiết cô dành cho loại hình nghệ thuật Khmer. Không chỉ dừng lại với vai trò diễn viên, Rót còn là một bí thư chi đoàn hết sức năng nổ, "địa hạt" nào, cô nàng 9X này cũng luôn cố gắng hết mình với khát khao sống trọn tuổi trẻ.

Có dịp ngồi cùng chị khi ráng chiều đã dần tắt, tôi được nghe những chia sẻ chân tình về đam mê, về những ấp ủ, dự định cũng như tình yêu lớn đối với văn hoá, nghệ thuật Khmer mà bản thân chị đã, đang cố gắng gìn giữ và coi đó như một phần trách nhiệm thiêng liêng.

- Nhìn chị lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và cháy rực lửa đam mê mỗi khi có dịp nói về nghề. Chắc hẳn con đường đến với nghệ thuật Khmer ngày trước nhiều thú vị lắm?

Diễn viên Danh Thị Rót trong một vở kịch Dù kê.                                       Ảnh: LONG HẢI

Danh Thị Rót: Người Khmer hầu hết đều mê nghệ thuật, múa ca. Ngay từ nhỏ mình đã được đưa đến chùa, ngoài sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo còn sinh hoạt văn hoá nghệ thuật nữa nên điệu múa, lời ca đã được dung dưỡng rất sớm. Đến hè năm học lớp 11, trường thành lập đội văn nghệ để tham gia ngày hội văn hoá thể thao các trường PTDT nội trú toàn quốc ở Quảng Ngãi, mình may mắn là thành viên trong đội, rồi được biên đạo chọn múa chính cả 2 bài múa luôn. Có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nghệ thuật múa một cách bài bản thích lắm, được đứng trên sân khấu lớn trình diễn rồi đoạt 2 Huy chương Bạc toàn đoàn. Niềm đam mê như được nhen nhóm nên cháy bừng lên. Rồi sau khi học xong THPT, năm 2011, mình xin về Đoàn Nghệ thuật Khmer để cộng tác và 2 năm sau trở thành diễn viên múa chính thức của đoàn.

- Những bước chân đầu tiên trên sân khấu chuyên nghiệp có đem lại khó khăn nào cho chị không?

Danh Thị Rót: Lúc mới về đoàn, mình chưa định hình được đâu là múa Rô-băm dân gian, đâu là múa Rô-băm cung đình. Kiến thức về nghệ thuật khi ấy rất ít, nhưng khó khăn thì hầu như là không vì mình thích nên luôn cố gắng tập luyện. Thật ra, nghệ thuật múa Khmer cũng chưa có một nghiên cứu nhất định rạch ròi những điệu múa, nên đa phần mình và các anh chị kế thừa những cái hay sẵn có của người đi trước. Trong quá trình làm nghề, mình mới phát hiện ra nghệ thuật múa Rô-băm của người Khmer hay bất kỳ loại hình nghệ thuật múa nào cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Khi đã quyết tâm theo đuổi, bên cạnh việc tham gia tập luyện, bản thân phải tự tìm tòi, rèn luyện mới có thể tiến bộ.

- Để có được nền tảng nghệ thuật múa tương đối vững chắc như hôm nay, hẳn Rót sẽ không thể quên những người thầy đầu tiên đã dìu dắt mình?

Danh Thị Rót: Mình có 2 người thầy là Diễn viên Hữu Thị Lụa và Lê Thị Liễu. Hồi đó mình mê Diễn viên Hữu Thị Lụa lắm vì chị là người múa chính tất cả các bài múa, trong lúc tập mình hay nhủ với lòng rằng: "Phải phấn đấu để ngày nào đó được múa cặp với chị". Tới khi chị dàn dựng, cho mình cùng tham gia một số vai diễn Rô-băm hoặc múa chính trong các vở múa Rô-băm, mình hạnh phúc lắm. Diễn viên Lê Thị Liễu cũng là người chị tận tâm, chỉ dạy những bài học quý giá về sự nghiêm túc trong nghệ thuật. 

Diên viên Danh Thị Rót (phải) cùng bạn diễn chăm chút từng động tác múa.                         Ảnh: TRẦN QUỐC BÌNH

- Là một diễn viên tất bật với hoạt động biểu diễn, bên cạnh đó Rót còn là một bí thư chi đoàn hết sức năng nổ. Khi đảm nhiệm vai trò mới này bản thân chị có những đắn đo hay lo lắng nào không?

Danh Thị Rót: Thật ra khi ngồi trên ghế nhà trường mình cũng có những kỹ năng nhất định về công tác Đoàn, tuy nhiên, công tác Đoàn tại trường có nhiều khác biệt so với một đơn vị nghệ thuật. Ban đầu mình cũng rất lo lắng, nhưng qua nhiệm kỳ 2017-2019, bên cạnh mình có đoàn viên, ban chấp hành sẵn sàng hỗ trợ nên mọi hoạt động tương đối suôn sẻ.

- Nhìn về lựa chọn đầu tiên cũng như những bước chân thật đẹp trong sự nghiệp nghệ thuật, chị có thấy hài lòng không?

Danh Thị Rót: Thỉnh thoảng ông xã hỏi mình, theo nghề lâu rồi có bao giờ thấy hối hận không, mình hỏi lại "hồi đó anh lấy diễn viên múa có hối hận không?", anh lắc đầu. Mình chưa bao giờ thấy hối hận khi đi theo nghề này, trái lại mình phải cảm ơn ba mẹ, gia đình luôn ủng hộ khi mình vào đoàn để sống trọn với đam mê. Khi hoạt động trong môi trường nghệ thuật này mình như tìm được ngôi nhà thứ 2. Ở đó, mọi người đều xem nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ, động viên nhau để mang cái hay, cái đẹp gửi đến khán giả. Thế mạnh của mình là múa Rô-băm cổ điển và múa dân gian. Đặc biệt, rất tâm huyết múa Rô-băm cổ điển vì thể loại này ở ĐBSCL hiện nay rất ít người múa chỉn chu, chuyên nghiệp, cũng như chưa có môi trường đào tạo nên ngoài việc học từ người đi trước, bản thân mình cũng đang tự tìm tòi để nâng cao chuyên môn nghệ thuật múa này.

- Chị có lời nhắn nhủ nào đến với những bạn trẻ cùng chung niềm đam mê nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa Khmer mà chị đã, đang và luôn hết lòng chăm chút, gìn giữ?

Danh Thị Rót: Tại Cà Mau hiện nay ít có nơi để các bạn trẻ có thể tiếp cận với nghệ thuật múa Khmer. Chính vì thế, bản thân tôi luôn ấp ủ dự định sau khi sắp xếp ổn thoả công việc sẽ đến các điểm chùa của đồng bào dân tộc, tập hợp các em nhỏ để dạy cho các em nắm cơ bản về nghệ thuật múa Khmer. Đối với những bạn không có điều kiện tham gia múa, biểu diễn trực tiếp, hãy là người tuyên truyền, gìn giữ bằng cách động viên, ủng hộ để giữ gìn cái hay, cái đẹp của nghệ thuật Khmer với những dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Văn hoá nghệ thuật của người Khmer nói chung còn phát triển, còn được nhiều người biết đến, còn tồn tại lâu dài hay không đều phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng mình cả!

- Xin cảm ơn Diễn viên Danh Thị Rót về cuộc trò chuyện thú vị!./.

Hoàng Phúc

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.