ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 13:33:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghiệp múa

Báo Cà Mau (CMO) Biên đạo múa Đỗ Trà Kha, cái tên khá quen thuộc trong giới nghệ thuật múa tại tỉnh nhà. Sự quen thuộc không chỉ bởi bàn tay dàn dựng xuất hiện thường xuyên trên sân khấu qua các đợt hội thi, hội diễn quần chúng lẫn chuyên nghiệp với một màu sắc tươi mới, sự sáng tạo phong phú mà tên anh còn gắn với nhóm múa Hương Phù Sa do chính anh làm nhóm trưởng suốt 10 năm qua.

Mỗi sự kiện nghệ thuật có dịp gặp nhau, khi thì với vai trò biên đạo, lúc sắm vai trưởng nhóm, lần khác lại là một diễn viên, thậm chí là ông chủ kho phục trang cho thuê, rồi chủ một quán cà phê, hầu như  nét tươi mới, năng lượng tích cực luôn tràn đầy trong anh. Đằng sau những nụ cười, cách nói chuyện gần gũi, tạo sự thoải mái cho người đối diện là sự khát khao được cống hiến hết mình cho nghệ thuật múa tỉnh nhà.

- Nhắc đến Trà Kha sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến vũ đoàn Hương Phù Sa. Điều gì ngày ấy đã giúp anh hoài thai một ý tưởng và cho ra đời vũ đoàn từng tạo được dấu ấn đẹp như thế?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Đó là lúc tôi theo học lớp trung cấp múa tại TP Hồ Chí Minh sau gần 10 năm hoạt động nghệ thuật. Cọ xát với môi trường mới, tôi có dịp tham gia múa sự kiện, tiệc cưới. Thời điểm này tại tỉnh nhà, múa trong tiệc cưới cũng có nhưng chủ yếu "vui là chính", hoàn toàn không có ngôn ngữ nghệ thuật, nhạt nhẽo vô cùng. Bản thân chợt nghĩ, múa là bộ môn nghệ thuật truyền tải nhiều thông điệp, tại sao mình không dùng nó để hướng tới vấn đề, nội dung muốn nói giàu giá trị mà chỉ lại dừng ở mức độ trang trí (mức độ thấp nhất của nghệ thuật múa)? Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ gặp tôi cứ bảo: "Hay là anh Kha lập một nhóm múa để tụi em tham gia". Từ những điều này, cộng với tình yêu lớn dành cho nghề mà tôi ấp ủ nhóm múa mang màu sắc tươi mới tại Cà Mau. 

Biên đạo Đỗ Trà Kha đang thị phạm một tiết mục múa cho các diễn viên trẻ.

- Tên nhóm múa nghe có gì đó rất thơ. Show diễn đầu tiên của nhóm ắt hẳn là kỷ niệm rất đẹp với anh?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Khi quyết định lập nhóm, tôi hỏi người cô đầy trân trọng trong nghề - Biên Đạo múa Thanh Hồng và được gợi ý cái tên Hương Phù Sa. Nhóm múa ra đời năm 2010, với show diễn đầu tiên đầy kỷ niệm đẹp vì được mời diễn mở hàng với 3 bài múa trong tiệc cưới của chính con trai Biên đạo múa Thanh Hồng. Sau lần đó, nhóm nhận được nhiều ý kiến khen lẫn chê từ cô chú, anh chị trong giới, nhưng đó cũng là dịp để người ta biết tới nhóm. Lượng show được đặt ngày càng nhiều hơn. 

- Điều gì đã làm nên dấu ấn đẹp của Hương Phù Sa, thưa anh?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Trà Kha có thế mạnh về múa dân gian, dân tộc, đồng thời chuyên đi theo lối múa thuyết minh, không dựng múa trang trí. Khi một tác phẩm đưa ra, tôi sẽ tìm hiểu thật kỹ, xây dựng bài múa có nội dung mang tính khoa học, hướng tới chủ đề cụ thể. Nếu như một tác phẩm âm nhạc mới, biên đạo sẽ rất khó để dựng, nhưng với Hương Phù Sa thì càng mới càng thích vì nó mới toanh nên mình "khoác chiếc áo" nào cũng được, đối với những bài cũ sẽ suy nghĩ khoác chiếc áo khác lạ và đẹp hơn.

Thời hoàng kim của Hương Phù Sa từ 2010-2013, tất bật với các show sự kiện tiệc cưới, ngoài ra còn biểu diễn cộng tác với các phòng văn hoá huyện. 

Đặc biệt là giai đoạn này nhóm không tham gia biểu diễn những sự kiện lớn, nhưng khi chương trình của tỉnh nhà cần diễn viên, sẵn sàng hỗ trợ để làm chương trình thật hiệu quả. Đến bây giờ, không ít thành viên trưởng thành của Trung tâm Văn hoá tỉnh xuất thân từ nhóm múa Hương Phù Sa.

- Ngoài vai trò biên đạo, trưởng nhóm múa, người ta còn nhớ ngay đến Trà Kha là địa điểm cho thuê phục trang rất có uy tín cũng mang tên Hương Phù Sa. Phải chăng đây cũng không nằm ngoài tình yêu đối lớn với nghệ thuật múa?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Điểm cho thuê phục trang Hương Phù Sa ra đời từ năm 2013, như hậu phương vững chắc để tôi và các thành viên thoả sức sáng tạo. Khi vũ đoàn thành lập, trang phục được sắm sửa rất nhiều để mang lại sự đa dạng, mà tính chất của múa luôn đổi mới, có khi chưa kịp hoàn vốn phục trang đã phải đổi nên lâu ngày dư ra rất nhiều. Liên tục như vậy, tôi chợt nghĩ nên tận dụng để cho thuê lại, vừa có thêm nguồn thu nhập trang trải, vừa cung cấp phục trang bền vững cho nhóm thoả sức sáng tạo, tránh tình trạng đi thuê trang phục không phù hợp với chủ đề, nhân vật. Điều đáng mừng là kho phục trang Hương Phù Sa đến nay lớn nhất tỉnh, đa dạng về mẫu mã, chủng lại, đối tượng tìm đến đa dạng từ học sinh, các phòng văn hoá huyện, các sở, ban, ngành... đến cả những đơn vị chuyên nghiệp.

- Từng có một thời hoàng kim như vậy, thế nhưng sau đó Hương Phù Sa lại có những nhịp lặng. Anh có thể giải thích về điều này không?

 Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Bản thân tôi vốn rất thích học và khát khao nâng cao nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trung cấp múa, tôi học tiếp lên đại học biên đạo, quỹ thời gian dành cho nhóm khá ít, nhưng vẫn phải duy trì hoạt động để có thu nhập cho các thành viên. Việc giao, tập và kiểm tra, chỉnh sửa bài múa chỉ có thể thực hiện từ xa qua video nên chất lượng đôi lúc khó đảm bảo.

Từ năm 2014 trở về sau, Cà Mau xuất hiện một số nhóm múa, trong đó có nhóm cạnh tranh bằng cách hạ giá, điều này là nhược điểm của Hương Phù Sa bởi vì chăm chút chất lượng nên giá thường cao hơn thị trường. Tính tôi lại cầu toàn, thà không nhận show, còn khi đã nhận thì phải giữ uy tín đã gầy dựng, quyết không để đánh mất mình, vì thế show ngày một giảm sút, tác động trực tiếp đến cuộc sống anh em đang gắn bó.

- Giữ vai trò đầu tàu, việc lèo lái để Hương Phù Sa giữ được tiếng sau 10 năm hẳn không phải là điều dễ dàng?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Khi show diễn giảm, đầu tư của đơn vị đối tác không còn như xưa dẫn đến thu nhập của diễn viên không  đảm bảo, một số người không thể trụ được với nghề đành dừng lại tìm công việc khác hoặc rời nhóm. 

Diễn viên giỏi không còn, có những bài múa khó, bắt buộc biên đạo phải đảm nhiệm vị trí diễn viên nhằm đảm bảo chất lượng chương trình nghệ thuật. Sau 10 năm, Hương Phù Sa cũng chung tình trạng như các vũ đoàn khác, kể cả tại TP Hồ Chí Minh, đó là thành viên không còn nhiều và chủ yếu tăng cường từ các nguồn ngoài mỗi khi có show diễn, nhưng vẫn cố gắng hết sức để giữ tiếng đẹp mà Hương Phù Sa đã gầy dựng và từng đạt được.

- Lời khuyên nào của Biên đạo múa Trà Kha dành cho những bạn trẻ đã và đang dấn thân vào nghiệp múa?

Biên đạo múa Đỗ Trà Kha: Diễn viên múa muốn sống và bám trụ với nghề rất khó, áp lực về kinh tế thị trường quyết định một phần đam mê. Tuy nhiên, ý thức tuổi trẻ về phát triển nghệ thuật múa ở Cà Mau vẫn được nối tiếp ngọn lửa, bằng chứng là có nhiều em sẵn sàng dấn thân, có những bước tiến đẹp, trong đó một số bạn học múa qua trường lớp bài bản... Ngọn lửa đó cũng như Trà Kha, Ngọc Bích hay Hoàng Vũ ngày xưa vậy, cứ cố gắng rồi sẽ được đền đáp thôi. Muốn làm nghề đi sâu và đi xa phải có trình độ chuyên môn, đặc biệt là chữ tâm. Cần phải có tâm trong sáng, niềm đam mê, thực sự khát khao vươn tới đỉnh cao để tiếp tục phát triển nghệ thuật múa tỉnh nhà.

- Xin cảm ơn anh rất nhiều!./.

Hoàng Phúc

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.