ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:22:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngôi trường và những bông cỏ...

Báo Cà Mau Tôi đến dạy ở một ngôi trường tồi tàn, ọp ẹp nằm sát chân đồi. Hoang sơ. Vắng lặng. Trường không được chục lớp. Khu nội trú giáo viên tạm bợ, tuềnh toàng, dột nát chẳng khác chi căn lều trú tạm của dân sơn tràng. Tắm rửa ra suối. Nước nôi sinh hoạt cũng ra suối xách. Ði vệ sinh ư? Cứ chịu khó bươn ra khỏi nhà (hướng nào cũng được) cách chừng trăm mét, chui khuất vào bụi là thoải mái mà…

Tôi đến dạy ở một ngôi trường tồi tàn, ọp ẹp nằm sát chân đồi. Hoang sơ. Vắng lặng. Trường không được chục lớp. Khu nội trú giáo viên tạm bợ, tuềnh toàng, dột nát chẳng khác chi căn lều trú tạm của dân sơn tràng. Tắm rửa ra suối. Nước nôi sinh hoạt cũng ra suối xách. Ði vệ sinh ư? Cứ chịu khó bươn ra khỏi nhà (hướng nào cũng được) cách chừng trăm mét, chui khuất vào bụi là thoải mái mà… “tự do thiên nhiên”! Ấy là nói ban ngày; chớ ban đêm bọn con gái chúng tôi lỡ bất tử có “nhu cầu” thì chỉ có nước xách đèn pin sang khu nội trú nam, muối mặt mà năn nỉ các anh đi… “hộ tống”! Khổ, cô giáo miền xuôi tôi vốn “xấu bụng xấu dạ”, hay “đi nhanh dzìa chậm” nên tình huống dở khóc dở cười ấy cứ diễn ra dài dài…

Buổi tối, còn phải đi dạy phổ cập. Ðường đi gồ ghề, đêm đen đặc, sợ phát khiếp, song vì nhiệm vụ cũng phải làm. Học sinh đến trường thì mười đứa hết tám lôi thôi lếch thếch. Tóc tai bù xù, áo quần nhem nhuốc, đứng từ xa đã nghe mùi khét của nắng. Trường nghèo, dân nghèo, học trò không có điều kiện học tập, thêm ảnh hưởng mặt bằng dân trí thấp của cộng đồng dân cư nên các em bỏ học giữa chừng nhiều, cả dạy chính quy lẫn dạy phổ cập ban đêm, dạy hè…. Hụt hẫng, thất vọng, ngỡ ngàng khi đối mặt cùng thực tế - quá khác so với những gì cô sinh viên sư phạm từng tâm huyết ấp ủ, hình dung lúc mới ra trường. Tôi lên lớp ngày ngày như nghĩa vụ bắt buộc, dạy bằng trách nhiệm của một người làm công ăn lương hơn là tâm thế của một người thầy yêu nghề mến trẻ. Nhiều khi khổ, buồn, muốn… trốn về xuôi quách! Trốn cho xa, thật xa, khỏi ngôi trường nghèo nàn và những đứa học trò nhếch nhác…

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Rồi một buổi sáng, bình thường như bao buổi sáng khác ở khu nội trú, tôi ngủ muộn, dậy mở cửa đã thấy cậu học trò ngồi thu lu tự lúc nào trước hiên nhà. Cậu bảo đến sớm nhưng không dám gọi, sợ phá giấc ngủ cô. Tay cậu ôm bó rau muống to. Cậu rụt rè nói: “Rau vườn nhà, tươi lắm, em đem cho cô nấu canh…”.

Rồi có hôm tôi bệnh, lại học trò khác mang tới nội trú trái cam nhà, nhỏ xíu và khô đét, rồi trái đu đủ chín. Mùa mía thì là những cây mía xanh các em đem ra suối chà thật sạch và đem tới tặng cô. Chưa hết, những ngày lễ, quà các em tặng là những bó bông cỏ được sắp và bó thật đẹp, có em kết thành vòng, đeo vào cổ cô giáo…

Ðó quả thật là những khoảnh khắc vô cùng hạnh phúc. Nó giúp tôi vơi nỗi buồn khó khăn, thiếu thốn. Nó khiến tôi ngày càng gần gũi, yêu thương các em hơn. Nhớ nhất là có lần tôi đi dạy trong tình trạng sức khoẻ “có vấn đề”. Dạy đâu được nửa học kỳ, tôi thấy mình không ổn nên đành tái khám rồi nhập viện. Vậy mà có em học trò “bắt” bố mẹ chở xuống tận bệnh viện thăm cô. Em đặt ở đầu giường tôi một hộp to những con sếu. Em bảo đó là cả lớp làm để cầu mong cô mau khoẻ mạnh…

…Giờ đã xa rồi - cái ý tưởng bỏ lớp, bỏ trường, bỏ những đứa học trò vùng cao lam lũ để “trốn chạy” về xuôi. “Lạt mềm buộc chặt”, tình cảm quyến luyến, yêu thương của những em học trò nhiều thế hệ, cộng những kỷ niệm đẹp với bạn bè, đồng nghiệp một thời đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, đã thành những sợi dây mềm mà vô cùng chắc “buộc chân” cô giáo miền xuôi lại với ngôi trường vùng cao, với những em học trò “xóm núi” thân thương. “Ọp ẹp, tồi tàn” cũng là nói chuyện ngày xưa; chứ bây giờ ngôi trường trung học cơ sở một thời tạm bợ đã được xây mới khang trang, được “nâng cấp” đổi tên thành trường trung học cơ sở và phổ thông trung học với hạ tầng - trang thiết bị giảng dạy không kém cạnh miền xuôi, với một đội ngũ giáo viên: trẻ tuổi, vững vàng chuyên môn, nhiệt tình công tác. Trường vậy, thầy vậy, đương nhiên những đứa học trò “xóm núi” hôm nay cũng đang ngày càng “chính quy” hơn từ học tập đến tác phong, chất lượng học tập nâng cao, không còn luộm thuộm, nhếch nhác như xưa.

…Lại một mùa tựu trường. Tôi đến thật sớm, chọn một góc nhìn thuận tiện có thể bao quát toàn cảnh ngôi trường xinh đẹp và các học trò thân thương “xóm núi”. Những em học sinh đầu cấp rụt rè, gương mặt bỡ ngỡ, lạ lẫm. Những em cuối cấp phong thái vững vàng, bạo dạn, tự tin....

Và cô, và trò, tất cả đang hợp lực đồng tâm, đang sẵn sàng để bắt đầu một năm học mới với trọn vẹn ý chí, niềm tin và khát vọng…

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.