ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 06:13:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguyễn Ngọc Giàu khó khăn, không chùn bước

Báo Cà Mau “Mặc dù gia đình thuộc diện khó khăn nhưng em Nguyễn Ngọc Giàu, lớp 4B không mặc cảm, luôn phấn đấu học tốt để cha mẹ vui lòng, thầy cô quý mến”, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản (xã Hoà Tân, TP Cà Mau) Cao Minh Thuấn nhận xét.

“Mặc dù gia đình thuộc diện khó khăn nhưng em Nguyễn Ngọc Giàu, lớp 4B không mặc cảm, luôn phấn đấu học tốt để cha mẹ vui lòng, thầy cô quý mến”, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản (xã Hoà Tân, TP Cà Mau) Cao Minh Thuấn nhận xét.

Ngôi nhà nhỏ vách lá nằm nép mình dưới tán cây lớn thuộc ấp Hoà Đông, xã Hoà Tân, TP Cà Mau được cất cách đây hơn 2 năm, nay đã xiêu vẹo, phải kiên cố bằng cột dây và che chắn cao su. Chị Nguyễn Kim Út (mẹ Giàu) chia sẻ, trước đây vợ chồng chị đi làm thuê ở Bình Dương, rất vất vả nhưng chỉ đủ ăn. 2 năm gần đây, chị nhiễm viêm gan C, tiền tích góp bao năm đều chi hết cho thuốc men. Chật vật quá nên vợ chồng đành về quê làm thuê kiếm sống, gắng sức lo cho con học hành. Do không tiền chữa bệnh, chị Út uống thuốc nam cầm cự nên sức khoẻ dần suy yếu, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước, nuôi gà, vịt. Còn chồng chị thì ai thuê gì làm nấy, có khi đi vác cát đá, lúc sên vuông… ngày được hơn 100.000 đồng, có lúc 3-4 ngày chẳng ai thuê làm gì, đành ở nhà phụ vợ nội trợ.

Góc học tập của Nguyễn Ngọc Giàu luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Ngôi nhà gia đình chị Út đang sống được cất bằng cây lá tạm bợ, mùa mưa sắp tới, chị Út lo không biết có chống chịu nổi mưa tạt, gió lùa. Ọp ẹp vậy, nhưng nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp, chị Út bảo: “Thương mẹ bệnh, làm nhiều sẽ mệt nên đi học về là Giàu thay ngay bộ quần áo phụ mẹ cơm nước, dọn dẹp trước sau”. Góc học tập của em chỉ đơn giản là tấm ván nhỏ mắc vào vách nhà, nhưng tập sách, cặp vở đều được sắp xếp ngay ngắn. Giàu cho biết: “Tập vở được khen thưởng em cất kỹ để sử dụng dần. Chứ thứ gì cũng phải mua, cha mẹ em sao lo nổi”.

Giàu có gương mặt sáng, nhanh nhẹn và nụ cười rất duyên. Thế nhưng, mỗi khi lên cơn đau đầu, Giàu như người thất thần, nằm ì, em phải uống thuốc thường xuyên để cầm cự bệnh. “Lên 2 tuổi, bé bị bệnh động kinh, vợ chồng tôi chạy vạy khắp nơi thuốc thang chạy chữa. May mà con bé bình ổn được, nhưng từ đó, cứ đau đầu là phải uống thuốc. Cơm áo lo từng ngày, vợ chồng tôi không có khả năng đưa bé đi khám, chữa trị…”, chị Út giọng buồn.

Tuy còn nhỏ nhưng Giàu đã biết nghĩ suy cho gia đình. Em mong muốn đi học nghề làm tóc, có nhiều tiền chữa bệnh cho mẹ. Song, khi được hỏi, em có ý định nghỉ học phải không, Giàu lắc đầu: “Dạ… không! Em thích đi học, thích gặp bạn bè, thích vui đùa…, nhưng em cũng muốn đi làm có tiền lo cho cha mẹ, cất lại cái nhà này nữa”.

Lời tâm sự ấy khiến người mẹ chạnh lòng, bởi thời son trẻ, chị cũng đã từng lỡ dở chuyện học hành, sớm tìm kế mưu sinh và lập gia đình khi mới tròn 19 tuổi. Nay chị Út chỉ mong muốn cho con học đến nơi đến chốn, đừng lâm cảnh cơ cực như chị bây giờ. Còn với Giàu, dẫu có lúc muốn nghỉ học kiếm tiền, nhưng nghe lời mẹ, em luôn nỗ lực học tập tốt, bởi em hiểu, những phần thưởng em mang về là niềm an ủi, động viên lớn nhất đối với cha mẹ em./.

Bài và ảnh: Lan Uyên

Ấm áp không khí họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.