ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:05:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà mới đón xuân

Báo Cà Mau Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, huyện U Minh, cho biết: “Năm 2023, xã triển khai xây dựng 21 căn nhà cho hộ nghèo từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh phí hỗ trợ mỗi căn 44 triệu đồng (trong đó ngân sách Trung ương 40 triệu đồng, ngân sách tỉnh 4 triệu đồng), tổng kinh phí 924 triệu đồng. Ðến nay, các căn nhà đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Có nhà mới trước thềm năm mới, các gia đình rất phấn khởi”.

Ông Danh Nguyệt, dân tộc Khmer, Ấp 1, năm nay đã ngoài 60 tuổi, hằng ngày vợ chồng ông đi nhặt ve chai kiếm sống. Do thu nhập bấp bênh nên căn nhà trước đây dù đã sập nhưng ông vẫn không có tiền để sửa chữa lại. Nay được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, các con của ông góp thêm, xây dựng căn nhà khang trang, ấm cúng.

Dọn vô ở trong căn nhà mới ngay trước thềm xuân, ông Nguyệt vô cùng phấn khởi: “Nhờ có sự giúp đỡ của Nhà nước, tôi đã cất được ngôi nhà mới, vợ chồng tôi mừng lắm, con cái cũng mừng, hẹn nhau ngày 28 Tết tụ họp về làm tiệc nhỏ mừng nhà mới, rồi ăn Tết chung luôn”.

Ông Danh Nguyệt trang trọng thờ Bác trong căn nhà mới.

Những ngày này, vợ chồng anh Dương Minh Vũ và chị Nguyễn Thị Phụng, Ấp 1, tất bật dọn đồ đạc vào nhà mới chuẩn bị đón Tết. Anh Vũ trước đây đi làm thợ hồ bị cụp xương sống, gãy xương sườn, nên nay không làm việc nặng được, gần đây anh đi chở cây mướn cho người em để kiếm tiền lo cho gia đình, chị Phụng ở nhà làm nghề may. Thu nhập khá bấp bênh, lại phải lo cho hai đứa con ăn học nên cái nghèo cứ đeo bám. Nhưng nay, nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, rồi anh em phụ giúp mà vợ chồng anh cất được ngôi nhà mới để ở.

Anh Vũ chia sẻ: “Có nhà mới, vợ chồng tôi mừng lắm. Không chỉ là nơi ở ấm cúng, căn nhà này còn giúp vợ tôi làm nghề may đồ tại nhà thuận tiện hơn”.

Có nhà mới, nghề may đồ của chị Nguyễn Thị Phụng, Ấp 1, xã Khánh Thuận, cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Thời gian tới, xã tiếp tục huy động nguồn lực chăm lo cho hộ nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm hộ đồng bào dân tộc thiểu số. “Hiện trên địa bàn xã còn 20 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, xã tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để các hộ vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương”, ông Thiện thông tin.

Có nhà mới ngay thềm xuân không chỉ tạo điều kiện cho các gia đình đón Tết được vui tươi, đầm ấm, mà còn là động lực giúp các hộ nghèo nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng với xã thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong năm 2023 và những năm tiếp theo./.

 

Trần Thể

 

Tuổi thanh xuân ý nghĩa

Trong hành trình gần 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, thầy giáo trẻ Dương Hoàng Hiển (sinh năm 1993, hiện đang dạy môn Tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Catec, TP Cà Mau) đã mang nụ cười đến với rất nhiều mảnh đời bất hạnh, là nhịp cầu kết nối những trái tim ấm áp, lan toả yêu thương bằng những việc tử tế...

Sử dụng tốt nguồn lực nhân đạo

Trở thành cánh tay đắc lực cùng địa phương thực hiện công tác giảm nghèo, thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân triển khai hiệu quả nhiều dự án hỗ trợ sinh kế, sử dụng tốt các nguồn lực nhân đạo để thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Xã hội hoá hỗ trợ BHYT

Ngày 6/12/2023, HÐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2023/NQ-HÐND quy định về hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ mới thoát nghèo và thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Nghị quyết 32). Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Bộ đội Biên phòng: Ðỡ đần, sẻ chia cùng trẻ mồ côi

Những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đồn biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên khu vực biên giới.

Nghĩa tình quán cơm Nghĩa

Đồng hồ chưa điểm 11 giờ, quán cơm Nghĩa (Phường 7, TP Cà Mau) đã đông khách. Người đến hầu hết là người lao động, thu nhập thấp, được phục vụ chu đáo. Không khí giờ ăn vui vẻ.

Đóng góp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn hơn 3.600 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 14 ngàn trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, cần được cộng đồng chung tay hỗ trợ. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh tiếp tục quan tâm đóng góp để có thêm nguồn lực hỗ trợ, giúp các em vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội.

Giúp dân vượt hạn

Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện U Minh nói riêng, nhất là việc người dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt. Các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh có nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, nhằm giúp người dân giảm bớt phần nào khó khăn trong mùa nắng hạn.

Giám sát chặt thủ tục nhận BHXH 1 lần

Thời gian qua, việc mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tràn lan trên các trang mạng xã hội, hơn nữa, việc chốt sổ BHXH 1 lần được phép uỷ quyền cho người khác làm thủ tục nhận thay. Theo đó, để kiểm soát việc thực hiện thủ tục nhận BHXH 1 lần qua uỷ quyền, Ban Giám đốc BHXH tỉnh đã chỉ đạo sát sao về vấn đề này, để tránh lạm dụng nhận BHXH 1 lần.

Sẻ chia yêu thương đến lớp học tình thương cô Ba Thủy

Báo Cà Mau số 823, thứ Hai, ngày 8/4/2024, trong chuyên mục Chuyện đẹp giữa đời thường có bài “Miệt mài gieo chữ tình thương” về lớp học tình thương do cô Ba Thủy (Lê Thị Bích Thủy), 67 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước tạo lập và đứng lớp đến nay gần 11 năm. Bài viết đã nhận được sự quan tâm và hiệu ứng tích cực từ phía độc giả.

Cần giải pháp lâu dài đảm bảo cấp nước người dân

Thời tiết đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn vẫn đang kéo dài khắp nơi, người dân một số khu vực “điểm nóng” vẫn đang “khát nước”. Dù thời gian qua các cấp, chính quyền địa phương, mạnh thường quân đã tích cực hỗ trợ, mang nước ngọt đến hàng ngàn hộ dân, song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cần hơn thế một giải pháp lâu dài để ứng phó hạn mặn, đảm bảo cung cấp nước ngọt cho dân trên địa bàn.