ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:39:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Báo Cà Mau Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh trên các nền tảng số, cùng với tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã gặt hái được thành công.

Hơn 3 năm trước, anh Nguyễn Sơn Tiền, Phường 2, TP Cà Mau, bắt đầu bán thử cây kiểng. Thời điểm đó, Facebook là một trong những nền tảng hiệu quả, nên anh giới thiệu sản phẩm của mình qua kênh này. Nhờ mạng xã hội kết nối, những vị khách đầu tiên đã tìm đến anh mua cây. Công việc kinh doanh cứ thế tiến triển tốt. Ðến năm 2023, anh Tiền bắt đầu xây dựng kênh TikTok và nhanh chóng đạt được thành công cho tới nay.

Khu vườn trên sân thượng của anh Nguyễn Sơn Tiền khi mới kinh doanh thu hút nhiều học sinh, sinh viên tìm đến mua.

Theo anh Tiền, hiện 90% lượng đơn hàng của anh đến từ việc kết nối trên các nền tảng mạng xã hội và TP Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ mạnh nhất.

Anh Nguyễn Sơn Tiền hướng dẫn nhân viên trả lời thắc mắc của khách hàng.

“Thời điểm dịch Covid-19, ứng dụng TikTok bắt đầu nổi, tôi cũng có để ý, nhưng đến năm 2023, tôi mới bắt tay đầu tư vào kênh này. Tôi tự học truyền thông qua mạng và tự học từ thất bại của bản thân. Ðể kinh doanh thành công trên nền tảng số, cần giải quyết các câu hỏi: Làm video thế nào? Tiếp cận khách hàng ra sao? Làm sao để khách muốn mua? Mình là ai trên nền tảng đó?”, anh Tiền chia sẻ.

Anh Nguyễn Sơn Tiền duy trì lịch phát trực tiếp mỗi ngày trên nền tảng TikTok.

Bên cạnh đó, theo anh Tiền, để kinh doanh cây cảnh Online tốt, cần giải quyết vấn đề vận chuyển. Anh chia sẻ: “Làm sao chuyển đi xa mà vẫn đảm bảo cây khoẻ, đẹp là bài toán khó cho tất cả người kinh doanh cây kiểng. Vì thế, tôi luôn miệt mài học hỏi nhiều cách thức khác nhau. Ngoài ra, khâu làm việc với đơn vị vận chuyển cũng được tôi chú trọng". Trong hoạt động tương tác với khách hàng, anh Tiền luôn chú trọng chia sẻ về kinh nghiệm chơi cây, vì “khách hàng thích một người bạn hơn là một người chỉ bán hàng”.

Có thể nói, chính sự nhạy bén, chủ động học hỏi và thực hành tốt, đã giúp anh Tiền có những bước đi thành công trên con đường kinh doanh trực tuyến.

Giống anh Tiền, chị Nguyễn Ngọc Cầm, Phường 7, TP Cà Mau, cũng thành công bán hàng trên nền tảng TikTok với sản phẩm mắm tôm nhà làm. “Hồi trước, có giai đoạn giá tôm xuống thấp, gia đình tôi bắt lên rồi phải thả lại. Từ đó, tôi nảy ra ý định chế biến sản phẩm để tăng giá trị cho con tôm. Lớn lên ở xứ nổi tiếng về con tôm, nên tôi bắt đầu xây dựng kênh với nội dung xoay quanh con tôm quê nhà. Sau 6 tháng miệt mài, tôi cũng thành công và bắt đầu khai thác kênh để kinh doanh”, chị Cầm chia sẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Cầm mua thêm đèn, bàn xoay và giá đỡ điện thoại dùng cho công việc kinh doanh Online.

Dù đã thành công bước đầu, tuy nhiên do chưa am hiểu sâu về nền tảng số nên cũng không ít lần chị Cầm vấp phải khó khăn. Chị kể: “Do chưa hiểu rõ, có lần tôi vi phạm quy định và bị hạn chế trong một thời gian. Sau đó, tôi dần có nhiều kinh nghiệm hơn. Ngồi giao lưu trực tuyến hàng giờ với nhiều người, ban đầu tôi cũng khớp, nhưng nhờ tham gia vào quy trình làm sản phẩm, nên tôi có sự tự tin về những điều mình chia sẻ, nhanh chóng làm quen với công việc”.

Trước khi kinh doanh trên mạng xã hội, chị Cầm làm nghề tóc và bán nước giải khát. Hiện tại, dù kinh doanh trực tuyến khá thành công, nhưng chị vẫn giữ được công việc cũ. "Ngoài lịch live mỗi ngày từ 1-3 video để đăng lên nền tảng, chăm chỉ tương tác chéo với người dùng, tôi vẫn làm các công việc bình thường trước đây vào ban ngày, tối rảnh thì tôi live", chị Cầm chia sẻ.

Cũng nhờ mạng xã hội mà hơn 5 năm nay, chị Hà Minh Khanh, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, kiếm được thu nhập khá cho gia đình. Mặt hàng kinh doanh chủ lực của chị là cá khô. Bên cạnh đó, nhờ tài khéo tay làm bánh, chị nhận đơn đặt hàng thông qua Zalo, Facebook, làm xoay vòng nhiều loại bánh khác nhau. 

 Chị Hà Minh Khanh kiểm tra lại thông tin đơn hàng trước khi đóng gói.

Khách hàng của chị ban đầu chủ yếu là bạn bè, người quen có kết nối trên mạng xã hội. Mỗi khi chuẩn bị làm bánh, hay sắp có mẻ khô ngon, chỉ cần đăng vài tấm ảnh giới thiệu là chị đã chốt được đơn hàng. Nhờ làm theo đơn đặt hàng nên sản phẩm đảm bảo tốt đầu ra, tránh tình trạng tồn đọng.

Chị Hà Minh Khanh chụp ảnh quảng bá sản phẩm khô cá phi vừa làm.

“Khách quen gần nhà cũng nhiều, tôi làm xong rồi tự đi giao luôn. Khách xa ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang..., tôi cũng có bán. Khách hàng đặt mua ở đâu thì bán tới đó, không cần phải bưng bê đi rao bán, chạy hàng ngoài nắng. Chỉ cần sử dụng điện thoại là bán được, mà lại có thể bán cho khách xứ xa nữa, còn trưng bày một chỗ thì bán vòng vòng không được bao nhiêu”, chị Khanh cho biết.

Hiệu quả lan toả từ mạng xã hội là thế, nhưng theo chị Khanh, điều quan trọng vẫn là chất lượng sản phẩm: “Tôi luôn chú trọng chất lượng sản phẩm làm ra. Vì thế, tôi sử dụng nguồn nguyên liệu tươi, đảm bảo độ ngon sản phẩm”./.

 

Minh Thừa

 

Nền tảng số - Rộng mở đầu ra cho sản phẩm OCOP

Huyện Ngọc Hiển có 21 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, cung ứng mỗi năm hàng trăm tấn thành phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh mua bán truyền thống, các chủ thể từng bước ứng dụng hiệu quả nền tảng số để mở rộng kênh phân phối. Trên các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm trực tuyến, mạng xã hội... sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, lượng khách hàng tương tác ngày càng tăng, sức tiêu thụ ổn định, giúp các chủ thể yên tâm, đẩy mạnh sản xuất.

Giúp nông dân tiếp cận sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng hội viên phụ nữ thành công dân số

Năm 2024 là năm quan trọng thực hiện khâu đột phá và chủ đề năm “Tăng cường ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau.

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng

Theo lộ trình, cả nước sẽ tắt sóng 2G từ tháng 9/2024, các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G only) sẽ không được sử dụng trên mạng lưới. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất buộc các thiết bị di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ từ 4G trở lên. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, cả nước dừng nhập khẩu đối với điện thoại 2G only.

“Em an toàn hơn cùng Google”

Xã hội hiện đại, trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng Internet vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, môi trường mạng phức tạp, trẻ dễ dàng bị dẫn dụ, thu hút bởi nhiều thông tin chưa phù hợp độ tuổi, gây nên những sai lầm không đáng có. Do đó, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn trên không gian này.

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðịnh hình sự đổi mới trong ngành bán lẻ

Kinh tế số đã tạo ra những thay đổi trong ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Ðiều này đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMÐT) và các nền tảng mua sắm trực tuyến, từ đó thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.