ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 08:07:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều công trình, dự án được đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau Thông tin trên được ông Huỳnh Văn Đen, Trưởng phòng Dân tộc huyện U Minh, báo cáo với Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh về kết quả triển khai, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn I (2021-2025) trên địa bàn huyện, vào ngày 8/11.

Ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát, cho biết, thông qua buổi giám sát đoàn nắm tình hình về việc thực hiện các nội dung thuộc chương trình.

Trên địa bàn huyện U Minh, vốn Kế hoạch trung hạn Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025 là 46.976 triệu đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn tỉnh giao cho huyện thực hiện trong năm 2022 là 10.724 triệu đồng; tổng vốn thực hiện năm 2023 là 14.841 triệu đồng; vốn năm 2024 là 8.530 triệu đồng.

Ông Huỳnh Văn Đen cho biết: “Việc triển khai và tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn huyện đến nay đảm bảo theo tiến độ, mục tiêu chương trình và kế hoạch của UBND huyện đề ra. Hiện các xã đã đồng loạt triển khai thực hiện tất cả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình; ước đến ngày 30/11/2024, sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn của chương trình được giao theo quy định. Đồng thời, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của chương trình đến năm 2024 là giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS toàn huyện từ 2% trở lên và đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là từ 3% trở lên”.

Ông Huỳnh Văn Đen, Trưởng phòng Dân tộc huyện U Minh, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Kết quả thực hiện Chương trình từ năm 2022 đến năm 2024: tổng mức vốn đã thực hiện 33.132 triệu đồng để thực hiện các dự án: Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 3 (Tiểu dự án 2) - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án 4 (Tiểu dự án 1) - Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; ưu tiên đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Theo đó, huyện U Minh đã hỗ trợ xây dựng nhà ở 158 căn; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 57 hộ; 171 hộ gia đình được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; 224 hộ tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được triển khai thực hiện 18 dự án; đầu tư xây dựng 21 công trình, duy tu sửa chữa 17 công trình.

Bên cạnh đó, huyện U Minh còn thực hiện một số dự án khác nguồn vốn do các sở, ban, ngành quản lý triển khai như: Dự án 4 (Tiểu dự án 3): Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số; Dự án 6: Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự án 8 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Dự án 10 - Biểu dương tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS.

“Công tác triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 có nhiều thuận lợi. Nhiều công trình, mô hình dự án đã được đầu tư trên địa bàn nơi có đông đồng bào dân tộc, từ đó diện mạo nông thôn ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”, ông Huỳnh Văn Đen phấn khởi cho biết.

Ông Nguyễn Phương Đông (bên trái) cùng đoàn giám sát kiểm tra các tuyến lộ nông thôn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của chương trình tại xã Khánh Thuận.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình, huyện U Minh còn gặp khó do ngay từ đầu thực hiện chương trình tiếp cận các văn bản của Trung ương, của tỉnh, một số đơn vị còn lúng túng chưa nắm rõ nội dung nên trong quá trình triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu.  Mặt khác, năm 2022, nguồn vốn phân khai cho huyện gần cuối năm, từ đó việc thực hiện giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng chậm so với yêu cầu một số công trình, dự án phải chuyển nguồn qua năm 2023 thực hiện; một số dự án, công trình phải lập hồ sơ thủ tục đấu thầu theo quy định, do đó trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, công trình chậm so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát, cho biết: “Trong chương trình giám sát đợt này, đoàn giám sát chọn những nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống của tỉnh để giám sát. Từ đó, đoàn giám sát muốn tìm hiểu, nắm bắt những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, triển khai nguồn vốn từ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Đây là nội dung quan trọng cần thực hiện giám sát, để từ đó kịp thời giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền”.

Đoàn giám sát tìm hiểu thực tế các hộ dân được hỗ trợ nhà ở từ chương trình trên địa bàn Ấp 1, xã Khánh Thuận.

“Tôi đánh giá cao việc kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nhà ở cho các đối tượng thụ hưởng. Trong thời gian tới, để thực hiện chương trình đạt kết quả cao hơn, địa phương cần quan tâm tính toán linh hoạt bằng nhiều nguồn vốn khác để lồng ghép thực hiện các dự án. Về nội dung hỗ trợ tiền cho đối tượng học nghề được địa phương kiến nghị quá thấp, vì đối tượng học nghề hầu hết có điều kiện khó khăn, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và nhận thức đúng về chính sách này. Bên cạnh đó, các địa phương lưu ý, việc hỗ trợ sinh kế cần quan tâm đến điều kiện thực tế của các địa phương. Đặc biệt, cần tránh tình trạng lãng phí, nên tính toán, sử dụng các nguồn vốn hiệu quả, phát huy tác dụng, mang lại ý nghĩa thiết thực”, ông Nguyễn Phương Đông lưu ý.

Quỳnh Anh

 

 

 

 

Tập trung vào các "vấn đề nóng" về phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 3/12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên thảo luận tại Tổ trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X. Các đại biểu HĐND tỉnh được chia làm 3 tổ, tiến hành phiên thảo luận, cho ý kiến đối với 13 báo cáo của UBND tỉnh; 3 báo cáo của các cơ quan tư pháp và cục thi hành án dân sự tỉnh; 4 báo cáo của Thường trực và các Ban HĐND và 26 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.

Thuyết trình văn bản trình Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X

“Số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2024 là 1.982 biên chế. Số công chức có mặt tại thời điểm ngày 1/10/2024 là 1.879 người; chưa sử dụng là 103 biên chế. Trong đó, cấp tỉnh 70 người; cấp huyện 33 người; vị trí lãnh đạo, quản lý 51 biên chế; vị trí chuyên viên 52 biên chế”, ông Phạm Chí Hải, Giám đốc Sở Nội vụ nêu tại phiên họp thuyết trình văn bản sẽ trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá X, vào sáng 3/12. Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung chủ trì phiên họp.

Thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực giữa Cà Mau – Hàn Quốc

Sáng 3/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đón tiếp đoàn Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cùng đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc. Buổi gặp gỡ nhằm tăng cường mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Cà Mau và Hàn Quốc; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có tiềm năng và phù hợp với nhu cầu, lợi ích chung của hai bên.

Thủ tướng: Xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do

Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.

Phấn đấu năm 2025 hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Các Bộ ngành, địa phương liên quan nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu năm 2025 hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và năm 2026 cơ bản hoàn thành toàn tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Toạ đàm về truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), ngày 2/12, Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử Bảo tàng tỉnh Cà Mau có chuyến về nguồn, tổ chức toạ đàm, nói chuyện về truyền thống ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” tại Trường Tiểu học Nông trường U Minh 3, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Không để cơ quan Nhà nước là “vùng trú an toàn” cho cán bộ yếu kém

“Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan Nhà nước là “vùng trú an toàn” cho cán bộ yếu kém”.

TP Cà Mau thành lập mới Phường 2, không còn Phường 4

Thực hiện Nghị quyết số 1252/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2025, sáng 30/11, UBND thành phố Cà Mau công bố việc ghép địa giới hành chính trên địa bàn và ra mắt hệ thống chính trị sau sắp xếp.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia

Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.