ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 06:17:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn chuyện giải toả đáy sông

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian quy định cho công tác tổ chức thực hiện giải toả vật chướng ngại trên sông đang đến gần. Ngoài một số địa phương thực hiện khá tốt, vẫn còn nhiều địa phương tỏ ra lúng túng, băn khoăn trong quá trình thực hiện. Bởi vấn đề giữ được địa bàn sau giải toả vẫn là một câu chuyện còn bỏ ngỏ, khi việc tìm ra biện pháp để chuyển đổi ngành nghề cho những hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản trên sông vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cà Mau đã triển khai 6 cuộc giải toả vật chướng ngại trên các tuyến sông do Trung ương và địa phương quản lý gồm: Tuyến kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, kênh xáng Phụng Hiệp, sông Gành Hào, sông Cà Mau - Hoà Thành, sông Cái Nhúc, Rạch Rập, sông Ô Rô - Cầu số 3.

Nhiều tuyến sông vẫn trong tình trạng người dân có thể tái chiếm lòng sông bất cứ lúc nào.
Nhiều địa phương đã ra quân quyết liệt, nhưng việc giữ địa bàn sau giải toả vẫn là câu chuyện khó khăn.

Kết quả đã giải toả, thanh thải 8 hàng đáy, 8 chòi canh, trên 200 vật chướng ngại, trả lại sự thông thoáng cho các tuyến sông. Thế nhưng, vấn đề tái chiếm vẫn tồn tại ở nhiều tuyến sông trên địa bàn thành phố. Đơn cử như tuyến sông Cà Mau - Hoà Thành, nhiều hộ dân vẫn tiếp tục tái chiếm lòng sông mưu sinh bằng nghề đặt lú. Theo Chủ tịch UBND xã Hoà Thành Đỗ Tấn Lợi, quá trình thực hiện giải toả vật chướng ngại rất khó khăn, do vẫn còn nhiều hộ sinh sống bằng nghề đặt lú.

Theo thống kê mới nhất, hiện toàn xã còn 28 hộ sinh sống bằng nghề này tại các lưu vực sông. Đối với những hộ này, nếu như hôm trước bị chính quyền ra quân giải toả thì chỉ cần tình hình tạm lắng xuống là họ sẽ hoạt động trở lại như thường. Bởi đây đa phần là những hộ tương đối khó khăn, không đất sản xuất, đây lại là nghề duy nhất để họ kiếm cơm. Do đó, cần phải có cơ chế, giải pháp để chuyển đổi ngành nghề sản xuất nhằm tạo điều kiện để họ không tái chiếm dòng sông nữa.

Tại địa bàn huyện Cái Nước, các ngành chức năng của huyện cũng tích cực ra quân giải toả, thanh thải vật chướng ngại tại các tuyến sông. Nhìn chung, sau các đợt ra quân, địa bàn được thanh thải thông thoáng, luồng tuyến trên các tuyến sông được đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề giữ được địa bàn sau những đợt giải toả là chuyện mà những người có trách nhiệm tại địa phương đau đầu.

Phó chủ tịch UBND xã Đông Thới, huyện Cái Nước Võ Văn Triệu khẳng định: “Việc giữ địa bàn sau giải toả là chuyện vô cùng khó. Bao đời nay người dân chủ yếu sống bằng nghề này, vì vậy nếu không tạo điều kiện, hướng dẫn để họ chuyển đổi ngành nghề sản xuất thì việc tái chiếm là lẽ đương nhiên. Do đó, cần phải gặp gỡ, đối thoại với người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm ra giải pháp thật sự bền vững, căn cơ để họ có đủ điều kiện sống, không trở lại nghề cũ”. 

Theo Ban ATGT tỉnh Cà Mau, qua kiểm tra thực tế và làm việc với các địa phương về giải toả vật chướng ngại trên sông, đoàn công tác Ban ATGT tỉnh đánh giá cao những kết quả các địa phương đã làm được tính đến thời điểm này. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện công tác một cách đồng bộ và hiệu quả, nhiều đoạn sông hầu như đã được thanh thải hoàn toàn vật chướng ngại, trả lại sự thông thoáng luồng tuyến. Thế nhưng, làm sao giữ được địa bàn thông thoáng như thời điểm kiểm tra mới chính là vấn đề cốt lõi.

Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Bằng nhấn mạnh: “Các địa phương cần điều tra, rà soát, phân loại địa bàn thật cụ thể để có những giải pháp chỉ đạo đúng, hiệu quả đối với việc chuyển đổi sản xuất cho người dân trên tuyến. Qua điều tra rà soát, địa phương nào nhận thấy giữ được địa bàn sau giải toả thì mới ra quân giải toả, nhằm tránh tình trạng lãng phí công sức, kinh phí vô ích”.

Việc giải toả các loại đáy, hàng đáy, chướng ngại vật trên sông lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địa gây mất ATGT là việc làm cần thiết, mang tính cấp bách nhưng phải đem lại hiệu quả thật sự lâu dài. Để làm được điều đó, vấn đề tiên quyết vẫn là sự vào cuộc phối hợp quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương, sự đồng thuận của người dân sinh sống trên các tuyến sông. Và ở đó, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp, các chính sách hỗ trợ nhằm chuyển đổi ngành nghề sản xuất cho người dân sau giải toả mới chính là giải pháp thật sự mang tính căn cơ và bền vững./.

 Song Khuê

 

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.