ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 01:31:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những “cột mốc” chủ quyền giữa trùng khơi

Báo Cà Mau

Bạc Liêu có 56km bờ biển, ngư trường rộng hơn 40.000km2 cùng với đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, vì vậy ngư dân có điều kiện, lợi thế để làm giàu. Với họ, biển luôn có sức hấp dẫn kỳ diệu, là quê hương thứ hai của mỗi người. Do đó, việc khai thác đi cùng với ý thức bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc đã trở thành nghĩa vụ thiêng liêng của gần 7.000 ngư dân trong tỉnh. 

Bài 1: Thiêng liêng cờ Tổ quốc trên biển

 Đồn Biên phòng Gành Hào tặng cờ Tổ quốc cho chủ tàu cá. 

 Đoàn tàu ở cửa biển Gành Hào chuẩn bị ra khơi khai thác thủy sản. Ảnh: T.Đ

Cùng cả nước hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2018 (từ ngày 1 - 8/6), ở cửa biển Gành Hào (huyện Đông Hải) đã có hàng trăm lá cờ Tổ quốc được cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vận động trao tặng các chủ tàu cá. Giữa muôn trùng sóng biển Tây Nam, mỗi con tàu cùng lá cờ Tổ quốc tung bay là biểu tượng của “cột mốc” biên cương, góp phần củng cố sức mạnh trên biển.

TỔ QUỐC TRONG TRÁI TIM NGƯ DÂN

Ở quê biển Gành Hào, có một sự thật thú vị là hầu hết ngư dân, các chủ tàu cá đều có ít nhất 3 đời làm nghề biển. Ông Trần Văn Gia (thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) 61 tuổi nhưng có gần 50 năm sống bằng nghề biển. Gia đình ông có 11 chiếc tàu đánh bắt xa bờ. Trên nóc con tàu của ông Gia lúc nào cũng tung bay lá cờ Tổ quốc. Không những thế, hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2018, ông còn mua hơn 500 lá cờ tặng cho toàn bộ tàu cá ở cửa biển Gành Hào. Ông Gia nói: “Dù đi bất cứ nơi đâu trên biển, nhìn từ phương xa hễ thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới là lòng cảm thấy tự hào về Tổ quốc mình”.

Ông Nguyễn Chí Nguyện (thị trấn Gành Hào) có chiếc tàu cá 450CV, mỗi chuyến đi biển từ 2 tháng trở lên. Ông Nguyện bày tỏ: “Như bao con tàu ở cửa biển này, mỗi chuyến ra khơi, tàu cá của tôi không thể thiếu lá cờ Tổ quốc…”. Hơn 30 năm bám biển, ngư dân này luôn coi việc treo cờ Tổ quốc lên nóc tàu như một việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt là những lúc đánh bắt ở vùng biển xa, ngư trường tiếp giáp vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Chương (ở cùng quê biển Gành Hào) đều dành cho mỗi chuyến tàu một lá cờ mới, không lúc nào ông để lá cờ Tổ quốc phai màu. Ông Chương cho rằng, lá cờ Tổ quốc là tượng trưng cho đất nước Việt Nam. Lúc phương tiện ra biển đánh bắt thì mỗi lá cờ là một cột mốc sống động như nhân lên sức mạnh cho ngư dân. Biển, đảo của mình đến đâu thì cờ của Tổ quốc mình có mặt đến đó.    

Trò chuyện với các chủ tàu trong buổi trao tặng lá cờ Tổ quốc, Thiếu tá Nguyễn Thanh Thiện, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Gành Hào, nhấn mạnh: “Khai thác thủy sản trên biển là nghề mưu sinh, nhưng mỗi ngư dân đều ý thức rõ sứ mệnh mà Tổ quốc giao cho mình. Mỗi chiếc tàu treo cờ Tổ quốc như một cột mốc sống động, vững chãi trên sóng biển ngàn trùng”. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Gành Hào thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ngư dân về ý nghĩa của việc treo cờ Tổ quốc trên tàu nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG VÌ BIỂN, ĐẢO

Nghề biển là nghề nghiệt ngã, nhưng biển đã cho ngư dân áo ấm, cơm no. Ông Nguyễn Văn Chương chia sẻ: “Buổi đầu tôi chỉ có chiếc ghe nhỏ, mà giờ đây tôi đã sắm được 7 chiếc ghe cào đôi đánh bắt xa bờ. Chiếc tàu được ví như chính ngôi nhà và biển cũng chẳng khác nào nồi cơm. Chúng tôi góp phần bảo vệ vùng biển chính là bảo vệ nồi cơm của mình”.

Là người thường xuyên đánh bắt ở vùng biển xa, ông Hồ Ngọc Thuận (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) đúc kết: “Không có dân nào mà sống nghĩa tình bằng dân đi biển. Dù cho tàu cá của họ quê tận miền Bắc, miền Trung hay ở ĐBSCL, nhưng khi ra biển thì chẳng khác nào những người chung quê, họ đến với nhau như thể anh em ruột thịt trong nhà”. Những ngư dân Bạc Liêu đều khẳng định, khi “đụng chuyện”, người làm nghề biển không ai bỏ ai cả. Chỉ khi không biết và không thấy, người ta mới không giúp nhau. Thượng tá Hoàng Quốc Việt, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhà Mát (TP. Bạc Liêu) ghi nhận: “Ở cửa biển Nhà Mát, tình yêu thương, đoàn kết của những người dân đi biển chưa bao giờ thay đổi”.

Theo ông Trần Văn Gia (thị trấn Gành Hào), ngư dân giờ đây am hiểu chủ trương, đường lối rất nhiều, nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển của đất nước. Những năm gần đây, nhờ kết nối thông suốt hệ thống bộ đàm nên các tàu cá liên lạc rất nhanh với Bộ đội Biên phòng ven biển. Hầu hết vật lạ, tàu lạ xuất hiện trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc đều được ngư dân thông báo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng. Thiếu tá Nguyễn Thanh Thiện, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Gành Hào, đánh giá: Các đoàn tàu đánh bắt của tỉnh đều thể hiện tinh thần trách nhiệm rất tốt. Họ vừa đánh bắt trên biển nhưng cũng vừa sẵn sàng hỗ trợ Bộ đội Biên phòng xử lý các tình huống trên biển.

Bằng tình yêu biển, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, hàng ngày ngư dân Bạc Liêu vẫn một lòng bám biển. Họ đồng hành cùng với lá cờ Tổ quốc hiện diện giữa vùng biển Tây Nam. Lá cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc Việt Nam không chỉ tung bay trong đất liền mà còn tung bay trên mọi vùng biển, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển. Cờ Tổ quốc còn giúp ngư dân sử dụng làm tín hiệu cứu nạn, gắn kết tình đoàn kết của ngư dân giữa biển khơi.

Tấn Đạt

Lan tỏa yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Trong hai ngày 10 và 11/7, Đoàn công tác Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trung tâm dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho 5 học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hội Cựu chiến binh thị trấn Gành Hào:​ Chung tay tuyên truyền bảo vệ biển, đảo

Thị trấn Gành Hào là trung tâm kinh tế biển của huyện Đông Hải với 5 ấp, có cảng cá và cửa biển lớn, có đông đúc phương tiện khai thác đánh bắt hải sản.

Hiệu quả mô hình Tổ tàu thuyền an toàn trên biển

​Đẩy mạnh các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tham mưu cho UBND các địa phương ven biển thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Tổ tàu thuyền an toàn.

Hiệp đồng chặt chẽ, cứu nạn hiệu quả

Thời gian qua, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải Khu vực III thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố - trong đó có tỉnh Bạc Liêu, Hải đoàn Biên phòng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh, thành phố để cập nhật chia sẻ, chuyển giao thông tin về các vụ việc phát sinh.

Giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ven biển

Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên phòng thời gian qua được Đồn Biên phòng Nhà Mát (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) thực hiện có hiệu quả.

Vượt sóng dữ cứu dân

​Hơn một tuần trôi qua nhưng những hình ảnh ngày tàu Hải quân chở hơn 80 ngư phủ gặp nạn trên biển trở về bình an nơi đất liền vẫn còn đọng lại trong lòng nhiều người. Bất chấp hiểm nguy, thời gian qua, Hải quân Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng loạt ngư dân thoát “ngọn sóng tử thần” giữa trùng khơi.

Sân khấu hóa công tác tuyên truyền bảo vệ an ninh biên giới biển

​Hội thi “Dân vận khéo” trong Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh năm 2023 đã được tổ chức thành công. Đây là đợt hoạt động chính trị thiết thực nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận.

Nỗ lực thực thi pháp luật trên biển

Tình hình thế giới, khu vực, nhất là Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường đã và đang đặt ra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Hải đội 2: Vì bình yên vùng biển

​Hải đội 2 (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) đã và đang chuẩn bị tốt, sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn (CHCN) trong mùa mưa bão.

Những “cột mốc” chủ quyền giữa trùng khơi

Bạc Liêu có 56km bờ biển, ngư trường rộng hơn 40.000km2 cùng với đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, vì vậy ngư dân có điều kiện, lợi thế để làm giàu.