ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 03:46:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những điều cần biết về bệnh ung thư vú

Báo Cà Mau (CMO) Ung thư vú là bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều quốc gia.

Nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú, như mẹ, chị em gái, con gái. Phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp 2 lần so với phụ nữ có mẹ không bị ung thư vú. Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn.

Test tầm soát ung thư vú sớm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Nồng độ eestrogen nội sinh ở những phụ nữ bị ung thư vú cao hơn so với những người không bị ung thư. Nguy cơ cao với người có kinh sớm, mãn kinh muộn, không có thai hoặc có thai lần đầu sau 35 tuổi. Tuổi có kinh, mãn kinh và tiền sử mang thai là yếu tố liên quan chặt chẽ với ung thư vú. Phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 13 nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh ở tuổi 13 hoặc lớn hơn. Phụ nữ mãn kinh ở sau tuổi 55 có nguy cơ cao gấp 2 lần so với phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45. Phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ đã sinh đẻ một hoặc nhiều lần. Phụ nữ có thai lần đầu tiên trên 30 tuổi nguy cơ ung thư vú tăng từ 4-5 lần so với phụ nữ đẻ con trước 20 tuổi. Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi, hiếm gặp bệnh nhân ung thư vú ở tuổi 20-30.

Có mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với ung thư vú, đặc biệt là chất béo trong khẩu phần ăn với nguy cơ mắc ung thư vú. Rượu cũng được coi làm tăng nguy cơ ung thư vú, uống rượu quá nhiều và kéo dài sẽ làm cản trở chuyển hoá estrogen tại gan sẽ gây hậu quả là tăng nồng độ estrogen trong máu. Ngược lại, chế độ ăn nhiều dầu oliu, ngũ cốc và hoa quả có thể ngăn chặn nguy cơ này. Khi tiếp xúc với những bức xạ ion hoá làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú với mối liên quan giữa liều lượng, hậu quả, tuổi tiếp xúc, đặc biệt là tuổi thanh niên.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú rất đa dạng, khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư vú là có khối u. Ung thư vú mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn, thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng, giai đoạn cuối u đã xâm lấn rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế, thậm chí không di động.

Dính da là một thể đặc trưng trong lâm sàng quan trọng để chẩn đoán ung thư vú. Khi khối u phát triển lớn có thể xuất hiện nổi tĩnh mạch dưới da. Khối u xâm lấn ra ngoài da gây sần da cam, gây vỡ loét chảy máu. Ung thư vú thể gây xuất hiện trên da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam). Khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh, khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số trường hợp ung thư vú gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn đoán nhầm là chàm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tổ chức ung thư phát triển gây lở loét mảng lớn ở núm vú, bầu vú cũng có thể gây mất núm vú.

Ung thư vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là dịch không màu, dịch nhầy, nhưng thường là dịch máu. Làm xét nghiệm tế bào dịch đầu vú, chụp ống tuyến vú có bơm thuốc cản quang, nội soi ống tuyến sữa, lấy tổ chức gây chảy dịch làm giải phẫu bệnh là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

Giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng, giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Tổ chức ung thư di căn tới hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da vùng nách. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện ung thư vú. Thường ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có thể bị đau vùng vú, ung thư vú giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan gây gầy sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt.../.

Thanh Hiếu

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.