ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 08:19:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những ngày ở trọ

Báo Cà Mau (CMO) Sống xa gia đình là hoàn cảnh thường gặp đối với học sinh, sinh viên vùng nông thôn. Mỗi em một điều kiện sống, một tâm trạng khác nhau khi phải tự lo chuyện học hành và sinh hoạt. Bản thân các em trước đây luôn được cha mẹ chăm sóc, lo lắng nên khi xa gia đình, các em đều thấy bỡ ngỡ. Sợ, lo lắng là nỗi niềm chung của những học sinh ngày đầu tiên ở trọ.

Thảo Trâm đang tập sống tự lập khi phải xa gia đình.

Ở ấp Tân Điền, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, Nguyễn Thị Thảo Trâm, học sinh Trường THPT Trần Văn Thời, mới bắt đầu xa nhà ở trọ được 2 tháng. Trâm bộc bạch: “Trước nay đi học em đều được cha đưa đón, nhưng khi lên lớp 12 lịch học nhiều quá nên em phải ở trọ. Ngày đầu tiên sống xa gia đình, em thấy lo lắng, sợ hãi nhiều lắm như sợ ma, sợ trộm. Đêm đầu tiên ở trọ em thức trắng vì nhớ nhà. Ở vài ngày thì quen được nhiều bạn bè nên cũng vui hơn”.

Không phải gia đình nào cũng có thể tạo điều kiện đủ đầy để các em được sống trong căn phòng trọ sạch sẽ, thoáng mát và tiện nghi. Một số học sinh nông thôn lên ở trọ đa phần có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy, việc sống ở nhà trọ cũng rất chật vật. Điều kiện gia đình không giống nhau và nỗi lo của mỗi em cũng hết sức khác biệt.

Gian phòng chật hẹp là nơi học tập của Huyền Trâm.

Cũng hoàn cảnh ở trọ nhưng Lê Thị Huyền Trâm, ấp Thị Kẹo, xã Phong Điền, học sinh Trường THPT Trần Văn Thời, có những lo toan, trăn trở không giống các bạn cùng trang lứa.

Hoàn cảnh gia đình Huyền Trâm khó khăn, ba mẹ chia tay nhau từ khi em còn nhỏ nên Trâm chưa một lần gặp mặt ba. Suốt 11 năm đi học, mọi chi phí, sinh hoạt của Trâm đều do một mình mẹ em gánh vác.

Trâm tâm sự: “Từ khi lên học lớp 10 là em đã ở trọ. Để có tiền cho em học tập, mẹ em phải vất vả đi phơi cá cơm mướn cho người ta, do đó, dù có khó khăn khi ở trọ nhưng em vẫn phải cố gắng vượt qua để học tập tốt, không phụ lòng của mẹ”.

Huyền Trâm tâm tình: “Căn phòng của em thiếu ánh sáng, ọp ẹp, ẩm thấp, giá mỗi tháng chỉ 250.000 đồng. Và đó cũng là những gì mẹ có thể lo cho em. Thiếu sáng thì em bật đèn, nóng thì quạt, mưa dột thì lau…, mọi thứ em đều cố gắng tự làm để phần nào bớt gánh nặng cho mẹ”.

Thời gian ở trọ là khoảng thời gian để các em tập làm quen với cuộc sống bên ngoài. Những va chạm các em gặp phải cùng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống sẽ là những bài học đáng quý trên bước đường tìm tương lai cho bản thân./.

Hằng My

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.