ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 11:14:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những nỗi đau không tên

Báo Cà Mau Trong một bộ phim điện ảnh, khi nói về nỗi đau mất con, một người cha đã thốt ra những lời bằng ánh mắt như câm lặng: "Nếu một đứa trẻ mất đi cha (mẹ), thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là goá, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ, nhưng anh biết tại sao không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con? Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả. Không một từ nào...".

Trong một bộ phim điện ảnh, khi nói về nỗi đau mất con, một người cha đã thốt ra những lời bằng ánh mắt như câm lặng: "Nếu một đứa trẻ mất đi cha (mẹ), thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là goá, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ, nhưng anh biết tại sao không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con? Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả. Không một từ nào...".

Ðó là ngôn ngữ điện ảnh. Còn ngoài đời thường, nỗi đau đó có lẽ còn khốc liệt hơn rất nhiều khi có những người cha, người mẹ phải chịu đựng nỗi đau đó mà không thể thốt lên được thành lời: những người cha, mẹ có con đứng trước vành móng ngựa, nhất là những vụ án hình sự liên quan đến giết người, cướp của.

Vẫn biết, khi đứng trước vành móng ngựa với những tội danh trên thì những bị cáo ấy ít nhiều sẽ nhận những bản án cho những hành vi phạm tội mà mình đã gây ra, nhưng khi nhìn hình ảnh những bậc cha mẹ với khuôn mặt trĩu nặng, đôi mắt như tối lại, hằn lên những nét đau đớn, lo âu lẫn tội lỗi trong suốt quá trình xử án mà không thể không chạnh lòng. Tuy có chạnh lòng nhưng rồi lại như không thể "thương" nổi bởi biết rằng đó chính là người đã sinh ra kẻ thủ ác kia, người đã nhẫn tâm hại người, giờ đang trả giá cho những việc mình làm trước pháp luật. Ðôi lúc - cái giá mà họ trả là dường như không thể nào đủ, nhất là trong các trường hợp giết người, nghĩa là đã cướp đi mạng sống của một người cha, người mẹ, người anh, người con... của một gia đình nào đó, để lại đằng sau những nỗi đau chất chồng, sự mất mát không gì bù đắp nổi.

"Con dại, cái mang" - nên đôi mắt họ dường như chỉ "dám" nhìn về phía con như cố níu thêm, ghi lại những khoảnh khắc được ở cạnh con hoặc chỉ cúi gằm mặt, đôi lúc run rẩy, bàng hoàng khi nghe về những tội ác mà con mình đã gây ra như thể không tin đó là sự thật. Có người, đã kêu lên rồi khuỵ xuống khi nghe toà tuyên bản án chung thân hoặc tử hình nhưng rồi tự cố gượng dậy, thắt thỏm, líu ríu chạy theo con cho đến khi chiếc xe tù lăn bánh, khuất khỏi tầm nhìn rồi mới lầm lũi ra về với dáng đi liêu xiêu như thể không còn sức sống.

Có lần, khi đi chung chuyến xe với những thân nhân đi thăm nuôi tù, tôi để ý thấy họ thường hay nhỏ giọng khi nói về con (dẫu trên xe đa phần đều là thân nhân của những phạm nhân đang thụ án) hoặc khi biết mình đang trò chuyện với một người không phải đi thăm tù thì họ thường cúi mặt như đó chính là lỗi lầm mà họ đã gây ra.

Chợt nhớ lại hình ảnh người mẹ và người chị của tử tù vừa gây nên vụ thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước đã quỳ sọp dưới chân của người nhà nạn nhân để cầu xin sự tha thứ dù có lẽ trong thâm tâm, họ biết rằng tội ác mà con em họ gây ra là không thể thứ dung. Trước đó, người mẹ và người chị ấy đã tất tả ngược xuôi xin chữ ký để gửi thỉnh nguyện thư giúp con khỏi án tử hình bất chấp sự quay lưng của mọi người. Nhưng nghĩ lại, họ có thể làm gì khác hơn ngoài việc cầu xin sự tha thứ? Có lẽ, sẽ không có câu trả lời nào thoả đáng bởi nỗi đau mà gia đình những nạn nhân có lẽ còn lớn hơn gấp ngàn lần nhưng đó là nỗi đau có thể được bày tỏ, nơi họ có thể khóc, có thể oán trách những kẻ đã gây ra nỗi đau đó cho mình; còn những người mẹ, người cha có con gây ra tội ác thì không, họ không thể mong chờ niềm an ủi, cảm thông và nhận lấy điều đó một cách thanh thản.

Nhưng là cha, là mẹ thì dẫu có tội tình, thì những tội nhân kia vẫn là đứa con bé bỏng mà họ đã từng hoài thai, ấp iu, cưng nựng… Giờ, thương không đặng mà dứt cũng không đành, dẫu có cầu xin được sự thứ tha của bên gia đình người bị hại thì (cả hai bên gia đình) cũng đâu quên được tội ác mà đứa con ấy đã gây ra.

Sinh con, ai dễ sinh lòng…

Ðoàn Ngọc

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.