ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:19:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những que tính của ba

Báo Cà Mau Ngày còn nhỏ, trước khi biết chữ tôi đã biết đếm số và dùng phép cộng một cách thuần thục. Hễ mặt tôi ló ở đâu, bà con chòm xóm chỉ trỏ “trông bé thế nhưng làm phép cộng nhanh lắm”! Những lúc đó tôi vui sướng đến tột độ, mắt cười tít. Chỉ mong ai đó đưa ra phép tính để tôi… trổ tài. Thật là ngây ngô quá! Tôi vui, hân hoan bởi những lời khen tặng. Và khi nhận được lời khen tôi lại tua đi tua lại bài ca quen thuộc “nhờ có que tính của ba con đấy ạ!”

Minh hoạ: H.V

Ngày còn nhỏ, trước khi biết chữ tôi đã biết đếm số và dùng phép cộng một cách thuần thục. Hễ mặt tôi ló ở đâu, bà con chòm xóm chỉ trỏ “trông bé thế nhưng làm phép cộng nhanh lắm”! Những lúc đó tôi vui sướng đến tột độ, mắt cười tít. Chỉ mong ai đó đưa ra phép tính để tôi… trổ tài. Thật là ngây ngô quá! Tôi vui, hân hoan bởi những lời khen tặng. Và khi nhận được lời khen tôi lại tua đi tua lại bài ca quen thuộc “nhờ có que tính của ba con đấy ạ!”

Những que tính được ba làm từ khúc tre ngà già sau vườn. Cẩn thận từng chút một, ba đốn nhỏ từng khúc, chẻ nhỏ thành thanh rồi phơi nắng khô ráo. Dường như mỗi lần làm việc gì, ba đều chú tâm hết sức. Cơm chưa xuống bụng, ba đặt chén xuống mâm, ra ngoài hiên ngồi mày mò với khúc tre ngà. Tôi chăm chú ngồi bệt xuống hiên nhìn ba vót que tính. Ba làm một cách thuần thục, từ chẻ que tới vót tròn từng cái một. Một lần thấy mũi dao không may chệch đường, bám vào tay ba máu nhuộm đỏ tươi cả thanh tre. Tôi sợ nhưng ba thì cười tươi. Ngày xưa tôi vẫn không hiểu nổi những lúc ba gặp khó khăn, đau ốm nhưng ba vẫn lạc quan lạ thường. Sau này lớn mới hiểu ra rằng, ba sợ khi ba buồn chị em tôi sẽ buồn theo, ảnh hưởng đến tâm lý học hành… Ôi ba của tôi! Ngay cả lúc ốm đau, gian khó, ba vẫn luôn nghĩ về các con.

Những que tính được ba làm bằng mồ hôi lẫn máu hồng và gắn với tuổi thơ tôi nhiều kỷ niệm. Ðó là những lần đố kỵ với bộ que tính của bạn hàng xóm mua trên phố, về khóc nằng nặc đòi vứt bỏ bộ que tính ba làm. Ở lớp học ít bạn có bộ que tính đặc biệt như que tính của tôi. Các bạn chế giễu. Nói không tủi hận là dối lòng. Là con nít, ai chẳng muốn được sở hữu đồ đẹp bằng bạn bằng bè, cho dù món đồ đó bé tẹo như cục tẩy chẳng hạn. Thế nhưng, ba đã biết cách an ủi đúng lúc, lau khô những giọt nước mắt cho tôi. Có nụ cười, có nước mắt nhưng tôi vẫn trân trọng, xem bộ que tính như người bạn thân thiết.

Tôi bắt đầu thấy yêu hơn những que tính ba làm cho mình. Tối tối, sau bữa ăn, tôi ôm bộ que tính tới ba, chơi trò phép cộng. Ba dạy tôi, nhen nhóm trong tôi niềm vui với những con số. Và tình cha con cũng bắt đầu thắm thiết, khắn khít từ những chiếc que tính tưởng như vô tri vô giác đó.

Tôi nhớ năm tôi chuẩn bị vào lớp 1, cơn lũ tháng Tám năm ấy như một gã khách hung dữ không mời mà đến. Mặc dù đã lường trước hậu quả, ba gói ghém đồ đạc cẩn thận, nhưng sau lũ, không hiểu sao bộ que tính của tôi không còn. Tôi khóc đến đỏ mắt. Mất bộ que tính, tôi như mất đi một người bạn thân thiết. Và ba lần nữa cất công làm lại bộ que tính khác cho tôi. Lần này ba sáng tạo, nhuộm màu que tính bằng lá tràm xanh rì, trông rất bắt mắt. Tôi thích thú và cười tít mắt.

Cứ vậy, chúng tôi lớn lên cùng sự tảo tần yêu thương của ba mẹ, cùng những que tính nhỏ nhắn thân thương. Những chiếc que tính nhắc nhở một thời chúng tôi lớn lên từ gian khó. Cả hai chị em đều ý thức được việc tiết kiệm, nghe lời, làm vui lòng ba mẹ. Và dường như ý thức ấy đã đi thành nếp. 

Tháng năm rồi cũng dần trôi, bộ que tính năm xưa ba vẫn giữ nguyên trong nhà kho cũ, cất chung với những kỷ vật khác. Nó mãi là hình ảnh thân thương nhất trong suốt tuổi thơ của tôi. Bộ que tính là chứng nhân, là ký ức về ba. Nhờ nó, chúng tôi lớn khôn nên người như ngày hôm nay./.

Quyền Văn

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.