ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 09:50:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những tấm gương phụ nữ vượt khó thoát nghèo

Báo Cà Mau Hơn 2 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến chiều tối, chị Tăng Thị Mai, ấp Tân Phong, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, luôn cặm cụi chăm sóc cho bầy heo, vườn rau, ao cá. Ðây là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ mô hình này đã giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hơn 2 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến chiều tối, chị Tăng Thị Mai, ấp Tân Phong, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, luôn cặm cụi chăm sóc cho bầy heo, vườn rau, ao cá. Ðây là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ mô hình này đã giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Chị Tăng Thị Mai chia sẻ: "Lập gia đình với hai bàn tay trắng, gia đình hai bên cha mẹ cũng không khá giả nên cũng không giúp được gì. Vợ chồng chị phải đi làm thuê, sống nhờ trên phần đất của người khác. Không có chỗ nơi ổn định, cuộc sống cứ luôn trong tình trạng phập phồng lo sợ vì không biết khi nào bị người ta đuổi đi. Ðến năm 2013, chị được người cô ruột cho mượn khoảng 3 công đất nằm cặp tuyến sông Bảy Háp để có nơi ở ổn định để sinh sống, có đất, chị vui mừng và bắt tay vào sản xuất".

Ðược chị em vận động tham gia vào chi hội phụ nữ ấp, chị được hỗ trợ vốn sản xuất hơn 5 triệu đồng. Cùng với số tiền tích góp của gia đình, chị đầu tư xây chuồng nuôi heo, ban đầu nuôi heo thịt, sau nuôi heo nái để bán heo con. Xung quanh nhà chị đào ao nuôi cá, thả nuôi thêm gà vịt, tận dụng đất để trồng thêm thanh long, chuối và các loài rau màu, trước để cải thiện bữa ăn gia đình, sau là bán để kiếm thêm thu nhập. Vừa qua, chị còn bao ví bãi sông gần nhà để nuôi sò huyết. Hiện sò huyết đã hơn 1 tháng và đang phát triển rất tốt. Nhờ cần cù, chịu khó lao động và biết tích góp, trung bình mỗi năm chị thu về cho gia đình trên 90 triệu đồng. Năm 2015, chị Mai đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo.

Chị Mai chia sẻ: “Cuộc sống không ai muốn chịu cảnh nghèo khó, nhưng không vì thế mà mình buông xuôi, bỏ mặc. Bản thân mình còn sức khoẻ, còn có thể lao động thì mình phải cố gắng vượt qua khó khăn chứ không nên trông chờ, ỉ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước”.

Cùng ấp với chị Mai có chị Nguyễn Thị Húm, cũng là một tấm gương tiêu biểu về nghị lực của người phụ nữ vượt khó. Gia đình chị chỉ có khoảng 1 công đất để cất nhà ở, vợ chồng đi làm thuê để sống. Tuy nhiên, mấy năm nay chồng chị bị bệnh không thể lao động được và tốn rất nhiều chi phí điều trị nên đời sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Thấy địa phương bà con bỏ đất trống nhiều quá, có sậy mọc um tùm nên chị đã đến mượn đất của người quen trong xóm để cải tạo trồng rau màu để kiếm thêm thu nhập. Có đất, chị bắt tay vào cải tạo để trồng các loại rau màu, chủ yếu là bắp và các loại cải, vì theo chị đây là những loại dễ tiêu thụ tại địa phương. Tại gia đình, chị chăn nuôi thêm gà, vịt lấy trứng ấp ra con giống để bán cho bà con trong vùng. Trung bình mỗi tháng chi thu về cho gia đình từ 3-4 triệu đồng trở lên, gia đình từ đó có bước phát triển hơn.

“Tuy chưa bằng ai nhưng hiện tại cuộc sống gia đình tôi đã có bước phát triển hơn. Có nguồn thu nhập ổn định, không còn lo cái ăn cái mặc như trước”, chị Húm bộc bạch.

Mặc dù công việc gia đình gần như chiếm hết thời gian của chị Mai và chị Húm nhưng hai chị vẫn luôn dành thời gian để tham gia vào các phong trào của hội, tích cực học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi người cùng nhau phát triển.

"Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung một đặc điểm là cần cù, chịu khó, quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực của mình, chứ không ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội. Họ là tấm gương điển hình về phong trào phụ nữ vượt khó để mọi người học hỏi”, bà Lưu Thị Lan Thanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, nói./.

Hồ Kim

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.