ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-6-24 19:39:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Báo Cà Mau Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm nông – lâm - thuỷ sản không an toàn.

Ông Hoàng Lý Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 800 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thuỷ sản. Trong đó, có gần 400 cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định, còn khoảng 400 cơ sở không điều kiện cấp giấy chứng nhận  theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sẽ cho các cơ sở này ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Nhìn chung, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện trường hợp ngộ độc xảy ra. Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nông – lâm - thuỷ sản đảm bảo, chưa phát hiện cơ sở vi phạm quy định về điều kiện an toàn thực phẩm”.

Theo đó, Chi cục sẽ thành lập đoàn đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để thực hiện kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thựuc phẩm các sản phẩm tự công bố chất lượng, tiến hành thu mẫu giám sát, thẩm định định kỳ an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản và kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm.

Theo định kỳ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ thành lập đoàn công tác để kiểm tra quy trình của các cớ ở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ông Trương Thanh Tú, Trưởng phòng Công tác thanh tra Chi cục An toàn thực phẩm, cho biết: “Các thành viên trong đoàn sẽ tiến hành kiểm tra 10 điểm tại nhóm tiêu chí đánh giá theo Luật An toàn thực phẩm quy định, gồm: địa điểm sản xuất; kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất; trang thiết bị sản xuất; vệ sinh xưởng; người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân; nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm; phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải; bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng và ghi chép, truy xuất nguồn gốc, để từ đó đề xuất xếp loại cơ sở có đủ điều kiện hoạt động hay không. Cơ sở nào có sai sót nằm trong quy định thì đề nghị trong thời gian 3 tháng phải khắc phục, nếu không khắc phục sẽ đề nghị ngưng hoạt động với cơ sở đó”.

Đoàn kiểm tra quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất mắm cá sơn, cá đối tại cơ sở sản xuất của bà Phan Thị Chuyển.

Bà Phan Thị Chuyển, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh mắm cá sơn, cá đối, ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Khi sản xuất các mặt hàng thực phẩm này, tôi rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vì có an toàn, vệ sinh thì mới tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, tôi nhận thấy cơ sở mình còn vài thiếu sót như kết cấu xưởng chưa bố trí theo quy tắc một chiều, chưa trang bị đầy đủ thiết bị vệ sinh cho công nhân theo quy định… Tôi sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới”.

Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng luôn chủ động, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với mong muốn tạo ra những sản phẩm có chất lượng, vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng.

Đoàn kiểm tra lấy mẩu mắm cá sơn và mắm cá đối tại cơ sở sản xuất của bà Chuyển.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi, ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, cho biết: “HTX sản xuất kinh doanh Tân Phát Lợi được thành lập từ năm 2012. Đến nay HTX có 11 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. Năm 2023, HTX được chứng đạt chuẩn ISO 22000:2018 thuộc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất cho 6 sản phẩm (bánh phồng tôm sú, bánh phồng cua, bánh phồng nghêu, bánh phồng hàu, tôm khô tách vỏ, tôm khô nguyên vỏ). Dự kiến từ nay đến cuối năm 2023, HTX sẽ nâng cao chất lượng cho 5 sản phẩm còn lại để đạt chuẩn ISO 22000:2018. HTX luôn chú trọng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm trong tất cả các loại hình sản phẩm, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng tại địa phương và khách hàng trong và ngoài nước. Qua các công đoạn từ nhập nguyên liệu, chế biến, thành phẩm, bảo quản đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, tuyệt đối đảm bảo an toàn, vệ sinh trao tận tay người tiêu dùng, không chỉ tạo niềm tin mà còn bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng”.

Bà Phan Thị Chuyển cho biết, sản phẩm của cơ sở đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và ghi chép cẩn thận.

Tuy nhiên, hiện tại tại các địa phương còn rất nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao. Mặt khác, công nghệ sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm ở các cơ sở còn thủ công, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa đạt yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

Ông Tưởng thông tin: “Đối với các trường hợp này, Chi cục sẽ cử người đến lấy mẫu, thực hiện các chỉ tiêu giám sát an toàn thực phẩm gửi đến các trung tâm kiểm nghiệm theo quy định để phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, các cơ sở đã có lượng hàng lớn cung ứng đến người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không an toàn thì cũng chỉ có thể yêu cầu cơ sở - nơi lấy mẫu điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục”.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng nông – lâm - thuỷ sản không chỉ riêng trách nhiệm của ngành chức năng, mà còn cần sự chủ động, ý thức của các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh gia đình. Mặt khác, các địa phương chủ động các biện pháp kiểm soát, có như thế thì an toàn vệ sinh thực phẩm mới bền vững và lâu dài.


Tại Điều 6, Chương II của Thông tư 17/2018/TT- BNNPTNT, ngày 31/10/2018  quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông – lâm – thuỷ sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xử lý cơ sở vi phạm cam kết: đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần đầu, cơ quan được phân công quản lý nhắc nhở cơ sở tuân thủ bản cam kết; đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần thứ hai, cơ quan được phân công quản lý công khai việc cơ sở không thực hiện đúng cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đối với cơ sở vi phạm cam kết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cơ sở vi phạm cam kết từ lần thứ 3 trở đi, tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan được phân công quản lý kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

Kim Cương - Hoàng vũ

 

 

 

 

Hoạt động xuất bản chuyển biến tích cực 

Những năm qua, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng bước ổn định và đi vào nền nếp. Song, hoạt động này vẫn có những bất cập như: xuất bản phẩm in sao lậu, vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội.

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/6: Giấy phép lái xe được xác thực trên ứng dụng VNeID là hợp lệ

Theo quy định mới của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT, ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (Thông tư 05), kể từ ngày 1/6/2024 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành), giấy phép lái xe (GPLX) được xác thực trên ứng dụng VNeID được xem là giấy phép hợp lệ khi tham gia giao thông.

Triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Ngày 25/5, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; trưởng, phó công an các huyện, xã… trực thuộc Công tỉnh Cà Mau.

Đôi điều cần lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Theo quy định hiện hành, tất cả các loại bao bì cũng như các loại sản phẩm, thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

Xuất bản - Hoạt động đặc thù cần được quản lý chặt chẽ

Xuất bản là hoạt động kinh tế đặc thù, sản xuất kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội, nhưng phải theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật.

Sẽ quản lý chặt nguồn thuế thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến và ngày càng lớn rộng. Có thể nói, đây là lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế.

Vướng mắc trong quản lý an toàn thực phẩm

Năm 2010, khi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, phân công quản lý cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp.