ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 08:32:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nói không với bạo lực học đường

Báo Cà Mau Em Trần Yến Nhi, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cái Nước, chia sẻ, cứ mỗi khi nhớ đến cụm từ “bạo lực học đường” là em hết sức bàng hoàng. Em không thể nào quên những tháng ngày bị bạn bè trong lớp dùng nhiều hình thức bắt nạt, đe doạ.

Yến Nhi kể lại, lúc em học lớp 3, trong quá trình học tập, xảy ra mâu thuẫn với một bạn nam trong lớp. Ngay lập tức, bạn này nghiêm cấm tất cả các bạn trong lớp không được gần gũi, chơi thân với em. Nếu bạn nào không làm theo, hoặc méc cô thì bạn đó sẽ bị bắt nạt, hăm doạ và uy hiếp, mục đích nhằm cô lập. Chưa hết, các bạn trong lớp còn không tham gia trực nhật, đề nghị Nhi phải làm thay cho các bạn và cố tình đổ nước xuống nền gạch để gây khó khăn cho khâu làm vệ sinh lớp học.

“Không dừng lại đó, trong quá trình vui chơi tại lớp, các bạn cố tình đá cầu qua lại rồi thách đố, xúi giục bạn bè ném cầu vào người, vào mặt nhưng em không dám méc cô”, Yến Nhi nhớ lại nỗi ám ảnh thời tiểu học.

Em Trần Yến Nhi, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cái Nước (ngồi đối diện cô giáo) hiện vẫn còn ám ảnh về sự vụ bạo lực học đường thời tiểu học mà bản thân chính là nạn nhân.

Khi công nghệ 4.0 phát triển, mặt trái mạng xã hội tác động tiêu cực đến các em học sinh khi tiếp cận phim ảnh không lành mạnh, mang tính chất bạo lực, dẫn đến một số em không ý thức hành vi, hoặc cố tình làm theo thói hư tật xấu để thể hiện đàn anh, đàn chị trong trường, trong lớp. Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn trong học tập, không chỉ bắt nạt, đe doạ, dùng vũ lực để giải quyết, mà còn dùng điện thoại thông minh ghi hình, chụp ảnh cổ xuý lên mạng xã hội, vi phạm nghiêm trọng vấn đề đạo đức, gây bức xúc dư luận.

Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện, chỉ tính riêng tháng 11 và tháng 12/2023, trên địa bàn huyện xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau, liên quan đến 22 em học sinh nam và nữ, thuộc bậc THCS. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ban giám hiệu các trường phối hợp với phụ huynh và cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân. Ðồng thời, tuỳ theo mức độ vi phạm, các em học sinh cũng đã bị xử lý, từ hạ hạnh kiểm đến đình chỉ học tập có thời hạn.

Thầy Lê Nha Trang, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Thạnh Hưng, xã Tân Hưng, nhận định: “Hậu quả bạo lực học đường thời 4.0 hết sức nguy hiểm, đó là làm lộ thông tin, hình ảnh nạn nhân lên mạng xã hội, để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm lý, gia đình và làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục”.

Ðể phòng chống bạo lực học đường, cần sự vào cuộc từ nhiều phía, trong đó gia đình và nhà trường có vai trò rất quan trọng. Gia đình chính là môi trường, nền tảng hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con cái; nhà trường không chỉ giảng dạy kiến thức mà còn giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử cho học sinh. Ðối với các trường hợp bạo lực học đường nghiêm trọng, nhà trường cần áp dụng biện pháp kỷ luật nhằm răn đe, giáo dục, bảo vệ sự an toàn cho học sinh. Ðồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, xây dựng trường học thân thiện ngay từ đầu năm học, để "nói không” với bạo lực học đường./.

 

Huỳnh Việt

 

Ðội viên Cà Mau xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

Anh Trần Ðăng Khoa, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Ðội tỉnh, cho biết, giai đoạn 2020-2025, với nhiều sự kiện quan trọng, Hội đồng Ðội các cấp đã linh hoạt, chủ động triển khai các nội dung, các hoạt động cho các em đội viên, thiếu nhi trên toàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong 5 năm, 6 đội viên đạt Giải thưởng Kim Ðồng, 4 thiếu nhi dân tộc tiêu biểu, 3 chiến sĩ nhỏ Ðiện Biên; công nhận danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp liên đội 220.647 em, cấp xã 107.850 em, cấp huyện 50.838 em, cấp tỉnh 901 em; công nhận danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt” cấp liên đội 1.079 em, cấp xã 279 em, cấp huyện 225 em, cấp tỉnh 117 em, cấp Trung ương 9 em.

Học viện Hải quân - nơi để tuổi trẻ thực hiện ước mơ cống hiến cho Tổ quốc

Với hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, đây thực sự là những cơ hội lớn để các bạn trẻ được học tập, rèn luyện và công tác trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hội đồng Ðội bước tiến qua một nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ qua, Hội đồng Ðội huyện Trần Văn Thời thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; đẩy mạnh các phong trào theo hướng chú trọng tính giáo dục; tuyên truyền, phổ biến và triển khai nghị quyết đại hội Ðoàn các cấp đến đội viên. Ðồng thời, triển khai cụ thể hoá cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, tích cực hỗ trợ thiếu nhi trong học tập và đời sống, vui chơi giải trí, phát triển thể lực, rèn luyện kỹ năng xã hội; huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Giải đáp băn khoăn về chọn ngành, chọn nghề

Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp, Chương trình Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp được Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau tổ chức tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận những thông tin về các phương thức xét tuyển, định hướng chọn ngành, chọn nghề cho cột mốc quan trọng của tương lai.

Cô giáo giỏi việc trường, đảm việc nhà

Trong 21 năm giảng dạy tại Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cô Huỳnh Tố Nha không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng sư phạm, tìm phương pháp mới, hay, sáng tạo để các tiết dạy trở nên hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Cậu học trò nghèo và hành trang kỳ lạ

Hình ảnh cậu học trò nghèo Lê Hữu Do, Lớp 11B2, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn, cùng chiếc xe đạp cũ với lỉnh kỉnh dụng cụ sau mỗi giờ tan học đã lay động trái tim những người chứng kiến. Cũng như nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn khác, con đường tìm con chữ của em thực sự gian nan.

227 giáo viên tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau

Lễ khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau diễn ra vào chiều 17/3 tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau). Đến dự có Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT huyện, TP Cà Mau.

Trường đẹp, trò ngoan

Bên cạnh việc quan tâm đến nâng cao chất lượng dạy và học, Trường THCS xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời còn chú trọng giữ gìn sắc xanh, góp phần tạo cảnh quan học đường sáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện.

Lớp học hạnh phúc

Với quan điểm giáo dục hiện đại, thay vì chỉ chạy theo thành tích điểm số, ngành giáo dục huyện Trần Văn Thời áp dụng mô hình mới trong giảng dạy và học tập, bước đầu đem đến hiệu quả, có giá trị giáo dục cao. Trong đó, tiêu biểu là mô hình “Lớp học hạnh phúc”.

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.