ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:56:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Báo Cà Mau Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 27 vụ thiên tai, ước thiệt hại hơn 2,4 tỷ đồng; trong đó có 24 vụ sạt lở, sụt lún, ước thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng, tập trung tại các xã: Tân Ðức, Tân Dân, Ngọc Chánh, Thanh Tùng và thị trấn Ðầm Dơi.

Nghiêm trọng là vụ sạt lở, sụt lún xảy ra vào ngày 3/4 vừa qua, trên tuyến lộ ô tô về trung tâm xã Tân Dân, thuộc ấp Tân Long B (ven tuyến sông Ðầm Dơi), dài 30 m, rộng 6 m, sâu 2-3 m, đồng thời làm hư hỏng 2 cống xổ lấy nước của 2 hộ dân, ước tổng thiệt hại trên 500 triệu đồng.

Tuyến lộ về trung tâm xã Tân Dân bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.

Gần đây nhất là vào rạng sáng ngày 1/5, trên tuyến đường Dương Thị Cẩm Vân, Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, xảy ra 2 điểm sạt lở gây chia cắt giao thông bộ. Cụ thể, đoạn lún sụp xảy ra trước hãng nước đá của ông Nguyễn Minh Trạng, dài 50 m, rộng 5 m, sâu 2 m, ước thiệt hại hơn 300 triệu đồng; vị trí trước nhà ông Huỳnh Vũ Phong, sạt lở vào 1/3 lộ đal, dài 20 m, rộng 4 m, sâu 3 m, ước thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Hiện nay, trên tuyến này đã có hơn 200 m lộ rạn nứt, nguy cơ xảy ra sạt lở, sụt lún.

Sau các vụ sạt lở, lãnh đạo UBND huyện cùng các phòng, ban chuyên môn đến kiểm tra nhằm khắc phục kịp thời, để người dân đi lại. Ðối với những đoạn sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, ngành chuyên môn tập trung xây dựng phương án trình các cấp thẩm quyền đầu tư duy tu, sửa chữa đảm bảo cho người dân lưu thông trong thời gian tới.

Hiện nay, tình trạng sạt lở ngày càng diễn biến phức tạp, có những đoạn lộ mới dịch chuyển vào bên trong lại tiếp tục sạt lở, sụt lún, như tuyến lộ ô tô về trung tâm xã Tân Dân, tuyến lộ Dương Thị Cẩm Vân đoạn Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi.

 Lãnh đạo UBND huyện kiểm tra lộ sạt lở tại Khóm 1, thị trấn Đầm Dơi.

Ông Trương Minh Âu, người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Trên địa bàn khóm hiện nay xảy ra sạt lở rất nhiều, khiến người dân lo lắng, hoang mang. Khắc phục, sửa chữa tạm thời thì thấy không an toàn; tôi mong muốn Nhà nước quan tâm sửa chữa chắc chắn hơn, để người dân an tâm khi lưu thông”.

 Hiện trạng tuyến lộ Khóm 1, thị trấn Đầm Dơi, bị sạt lở.

Ông Lê Hoàng Hôn, Phó chủ tịch Phụ trách UBND thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Thời gian gần đây, trên địa bàn thị trấn xảy ra nhiều vụ sạt lở ảnh hưởng đến lộ giao thông. Trước mắt, chính quyền địa phương cùng với người dân di dời lộ bị sụp vào bên trong, để tạo điều kiện cho bà con đi lại, bên cạnh đó làm kè mềm để bảo vệ tuyến lộ có nguy cơ sạt lở. Ðịa phương kiến nghị thời gian tới, ngành chức năng hỗ trợ kinh phí khắc phục những điểm sạt lở lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại”.

Hiện nay đang chuẩn bị vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở, sụt lún có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy rất cần sự hỗ trợ và các giải pháp can thiệp hiệu quả, thiết thực từ các cấp lãnh đạo và các cơ quan chức năng./.

 

Trần Danh

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.