ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 23-2-25 03:35:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm công an viên

Báo Cà Mau (CMO) Công an viên đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. Tuy nhiên, lực lượng này còn nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng các chế độ, chính sách. Từ đó, dẫn đến nhiều người chỉ hoạt động cầm chừng vì phải còn gánh nặng cơm áo, gạo tiền, lo toan cuộc sống gia đình.

“Lực lượng công an viên là cánh tay nối dài của lực lượng công an chính quy của xã. Vụ việc xảy ra ở ấp phần lớn nhờ anh em công an viên ấp nắm tình hình trước, khi sự việc xảy ra thì bảo vệ hiện trường chờ công an xã đến. Nếu không có lực lượng này thì trong công tác chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn”, Ðại uý Nguyễn Chí Thống, Phó trưởng Công an xã Khánh Thuận, huyện U Minh, cho biết.

Ðiển hình như trong đợt bùng phát dịch Covid-19, người dân từ các tỉnh, thành đổ về quê nếu không có lực lượng công an viên ấp thì công an các xã khó quán xuyến và nắm hết. Dù công an huyện có tăng cường hỗ trợ, đóng tại các chốt nhưng chỉ có công an viên mới nắm được địa bàn ấp có bao nhiêu hộ đi làm ăn xa và có bao nhiêu người trở về để kịp thời nhắc nhở, đưa đi cách ly khi cần thiết.

“Lúc đó chúng tôi còn không có thời gian ăn cơm. Cứ vừa về đến nhà thì có người báo người thân từ các tỉnh về, chúng tôi phải tức tốc đi ngay, nếu chậm trễ biết đâu người đó có yếu tố gây bệnh lại lây sang cho cộng đồng”, anh Lê Trung Lạc, Công an viên Ấp 20, xã Khánh Thuận, trần tình.

Ngoài nhiệm vụ nắm tình hình, địa bàn, người dân trên địa bàn ấp, anh Lạc còn tham gia trực chốt. Như trước, trong và sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh và ấp giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn trên địa bàn ấp. “Nửa đêm có điện thoại gọi báo thì phải đi, người dân tin tưởng, tín nhiệm mình mới gọi báo, nếu không đến kịp lỡ có việc gì nghiêm trọng xảy ra thì sao”, anh Lạc bộc bạch.

Anh Lạc nhớ lại: "Ở Ấp 20 này cứ 10 nhà thì 8 nhà có người thân đi làm ăn xa ở các tỉnh, bạn bè lâu ngày gặp lại, chén tạt, chén thù rồi đâm ra cãi vã. Như vụ của hộ ông Kim Danh, mâu thuẫn trong lời nói rồi đâm ra xô xát. Hay vụ của hộ ông Bao Văn Ðen thường gây rối trật tự tại địa phương... Những vụ việc đó mình phải tham gia hoà giải và nghiêm trọng hơn thì báo công an xã hỗ trợ xử lý".

Nhà anh Lạc còn làm điểm đăng ký tạm trú, tạm vắng để nắm và theo dõi chặt địa bàn.

Nhiệm vụ là vậy nhưng anh Lạc cũng như nhiều anh em công an viên khác không được đóng BHXH, BHYT và không được hưởng phụ cấp nào thêm ngoài kinh phí hoạt động của ấp mỗi tháng 800.000 đồng. Ðây không chỉ là vấn đề riêng của anh Lạc mà là nỗi niềm chung của nhiều công an viên.

Anh Lạc trần tình: “Nghề công an viên này một phần là do dân tín nhiệm, một phần là trách nhiệm với xã hội, với địa phương, chứ làm để có thu nhập thì khoản này chẳng thấm tháp vào đâu”.

Vì chế độ đãi ngộ thấp trong khi tính chất công việc phức tạp nên khó thu hút người có trình độ vào làm. Có người cống hiến cả 10 năm với vai trò công an viên ấp nhưng không đủ tiền cất nổi căn nhà cấp 4 để che mưa, che nắng, mà phải vay mượn thêm để cất được căn nhà cho vợ con ở tạm.

Anh Lạc bộc bạch: “Thời gian rảnh, địa phương không có việc, tôi phải đi làm thêm, như cưa tràm, keo lai, ai mướn thì làm thêm. Nhà có hơn 1 ha đất trồng tràm nếu chỉ bám vào đó thì không thể nào sống nổi vì tràm 5 năm mới cho thu hoạch. Nếu có việc thì địa phương gọi cho hay, bỏ việc về lo việc công”.

Cuộc sống của công an viên là vậy, có ít người gia đình có điều kiện để cống hiến hết mình cho công việc. Họ còn phải lo sinh kế và phập phồng tai nạn nghề nghiệp.

Anh Lạc bộc bạch: “Như vụ của hộ ông Kim Danh đó, khi lại nhà thì tôi cùng anh Ấp đội trưởng đã trấn áp lấy hung khí của đối tượng rồi. Cứ nghĩ là đối tượng sợ không dám manh động nhưng không ngờ chỉ một tí sơ hở, đối tượng đã lẻn vào nhà sau cầm dao rượt chúng tôi. Thời điểm đó thì bỏ chạy chứ không dám đối đầu mà chờ công an xã vào hỗ trợ”.

Khó khăn là thế, nhưng thời gian qua, lực lượng công an viên ấp đã hoạt động rất tích cực, hiệu quả góp phần không nhỏ trong phong trào đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo ANTT ở địa phương.

"Thời gian qua, từ lực lượng công an viên ấp đã hỗ trợ cho công an xã rất nhiều về các nguồn tin chính xác để công an xã có kế hoạch phối hợp xử lý vụ việc. Cụ thể, đã tiếp nhận và xử lý 47 vụ việc, liên quan đến 87 đối tượng", Ðại uý Nguyễn Chí Thống chia sẻ.

Thiết nghĩ, để lực lượng này ngày càng tinh nhuệ, cống hiến nhiều hơn cho công tác và là cầu nối, cánh tay đắc lực của công an chính quy thì hơn hết cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cần trang bị cho công an viên vũ khí tự vệ khi cần cũng như chính sách hỗ trợ động viên các anh gắn bó với công việc...

 

Kim Cương

 

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền công tác biên phòng và biển đảo

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo – Dân vận Tỉnh uỷ, tại buổi gặp mặt báo chí Xuân Ất Tỵ 2025 do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau tổ chức vào chiều 13/2.

Chuyển từ ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Hiện mực nước trên các tuyến kênh vùng ngọt hoá đang giảm dần, đánh dấu mùa khô đang bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm. Ðiều này đồng nghĩa với thách thức phòng chống hạn mặn, nhất là bảo vệ, duy trì vùng ngọt, cũng ngày một lớn hơn.

Khát vọng cống hiến và niềm tự hào

Sau những ngày vui xuân đón Tết, không khí tại huyện Trần Văn Thời lại rộn ràng khi ngày hội tòng quân cận kề, với những lá cờ đỏ tung bay, những tấm băng rôn rực rỡ khẩu hiệu: "Tuổi trẻ Trần Văn Thời sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc”, thể hiện tinh thần hăng hái, tình nguyện của tuổi trẻ huyện nhà.

Sôi nổi Hội trại tòng quân năm 2025

Hoà chung không khí sôi nổi, nhộn nhịp của cả nước chuẩn bị cho ngày hội tòng quân năm 2025, ngày 11/2 tất cả các địa phương trong tỉnh gấp rút chuẩn bị cho ngày hội.

Thanh niên Ngọc Hiển hăng hái lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân, các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đang háo hức, tự tin, sẵn sàng tâm thế lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nghĩa vụ công dân.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an ninh trật tự địa bàn ven biển

Ðể đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) địa bàn, với vai trò chủ công, Công an thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) thời gian qua đã xây dựng và triển khai nhiều nhóm nhiệm vụ quan trọng, huy động được sức mạnh toàn dân trong công tác đảm bảo an ninh Tổ quốc thông qua nhiều mô hình hiệu quả.

“Lửa” từ lá đơn tình nguyện

Phát huy truyền thống cách mạng, tiếp bước cha ông, những năm gần đây, phong trào viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ được nhiều thanh niên trong tỉnh hưởng ứng. Gác lại việc riêng, là những lá đơn mang tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ, mong muốn được góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên U Minh sẵn sàng nhập ngũ

Ðến thời điểm này, huyện U Minh đã hoàn tất tuyển chọn, phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Gia đình và các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) chuẩn bị sẵn sàng để các anh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Háo hức lên đường bảo vệ Tổ quốc

Ðến thời điểm này, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Cái Nước đã hoàn thành công tác chuẩn bị cho Lễ giao, nhận quân năm 2025 và các thanh niên trúng tuyển NVQS cũng đang háo hức lên đường nhập ngũ, tình nguyện đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần, tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Cái Nước anh hùng.