ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 03:10:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông thôn Cà Mau khoác lên áo mới

Báo Cà Mau (CMO) Về vùng nông thôn Cà Mau hôm nay, đã không còn cảnh cách chợ ngăn sông, đường đi sình bùn, lầy lội mà thay vào đó là những con đường bê tông rộng thênh thang, trải dài thẳng lối, nối liền các vùng quê, đời sống người dân cũng nhộn nhịp, rộn ràng. Cà Mau khoác lên mình diện mạo mới.

Đã gần 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng là ngần ấy năm Cà Mau bứt phá vươn lên, từng ngày thay đổi, khoác lên mình một diện mạo mới.

Nhìn lại chặng đường 10 năm đầy khó khăn,thách thức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử phấn khởi cho biết: “Cà Mau đặc thù là vùng sông nước, đi lại khó khăn nên xuất phát điểm rất thấp, bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 3,5 tiêu chí/xã. Thậm chí có nhiều xã trắng tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khi đó không cao, hạ tầng nông thôn tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo với gần 14%. Gần 10 năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của toàn Đảng, toàn dân đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực”.

Kết quả của sự chung lòng

Tôi còn nhớ rất rõ, trong một lần phỏng vấn người dân vùng quê xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, khi chuẩn bị công nhận xã đạt chuẩn NTM, một anh nông dân chân chất (anh Phạm Công Lý, ở ấp Tân Điền A) chia sẻ chân tình: “Lúc trước đi kéo tôm thuê ở xã Tân Dân (huyện Đầm Dơi), gặp anh bạn ảnh nói giờ người ta ở xã đạt chuẩn NTM chứ ai ở xã nghèo nữa. Lúc đó nghe vậy cũng buồn, nhưng đâu biết xã NTM là gì, nay xã đạt chuẩn rồi, mừng lắm, bà con trong xã ai cũng phấn khởi”.

Lời nói tuy mộc mạc nhưng chứa chan bao niềm tin, niềm tự hào của người dân địa phương khi gặt hái được những thành quả bước đầu trong công cuộc xây dựng NTM. Đó cũng là điều mà Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải luôn nhấn mạnh với các địa phương: “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo để đánh giá kết quả xây dựng NTM”.

Rồi từ những quả ngọt đầu mùa ấy, đến nay toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 36,6%, tăng 36,6% so với năm 2010 và không còn xã nào đạt dưới 7 tiêu chí. Đời sống người dân không ngừng đổi thay, nâng lên từng ngày, nhà cửa khang trang, lộ làng trải dài trên từng ngõ xóm.

Thật vậy, 10 năm qua, với sự đầu tư quyết liệt, hệ thống giao thông nông thôn đã không ngừng phát triển nhanh, đồng bộ từ tỉnh đến trung tâm các huyện, xã trên địa bàn. Trong đó, thực hiện đầu tư xây dựng mới đạt tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải gần 3.800 km (gồm hơn 2.800 km đường trục ấp, liên ấp; Khoảng 1.000 km đường xóm, nhánh) và đầu tư xây dựng gần 2.300 cầu giao thông nông thôn. Nhờ đó, đến nay đã có 81/82 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã và 35 xã đạt tiêu chí Giao thông, tăng 40,2% so với năm 2010. Đây cũng là tiêu chí quan trọng, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, tiếp cận thị trường, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau nhiều năm phấn đấu chung sức chung lòng, diện mạo nông thôn xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (1 trong 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh) không ngừng khởi sắc.

Hệ thống điện nông thôn theo đó cũng phát triển mạnh. Đến nay, có 100% xã sử dụng lưới điện quốc gia; Tỷ lệ hộ sử dụng lưới điện chiếm đến 99,16%. Công tác đào tạo, giáo dục không ngừng được chuẩn hoá, với 222/406 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; 100% xã đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo, 40/82 xã đạt tiêu chí Trường học, chiếm 48,8%, tăng 46,3% so với năm 2010.

Để nông thôn mới ngày thêm mới

Ngoài ra, để chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho người dân trên địa bàn, đã có 8 trung tâm văn hoá - thể thao cấp huyện được xây dựng và đưa vào sử dụng; 48 trung tâm văn hoá - thể thao xã đảm bảo theo chuẩn quy định và gần 660 ấp có trụ sở sinh hoạt văn hoá, chiếm 82,6%. Nhờ vậy, đến nay đã có 41 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá và 50 xã đạt tiêu chí Văn hoá.

Song song đó, để từng bước đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống chợ luôn được tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 72 chợ, trong đó có 48 chợ nông thôn, đạt 100% tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tăng 96,3% xã so với năm 2010, cao hơn 11,6% so với cả nước. Hàng hoá tiêu dùng thiết yếu theo đó cũng được cung cấp đầy đủ, kịp thời đến tận vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của Nhân dân. Đời sống nhờ vậy nâng lên, nhà ở dân cư đạt 87,8%, cao hơn 11,3% so với cả nước.

Một trong những nội dung cốt lõi mà tỉnh đặc biệt quan tâm, có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên thực hiện trong hành trình xây dựng NTM chính là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 42 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, trong đó, khu vực nông thôn đạt 29 triệu đồng (tăng 2,2 lần so với năm 2010), cao hơn bình quân ở ĐBSCL và cả nước. Kéo theo đó, hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần, cuối năm 2018 toàn tỉnh chỉ còn hơn 12.000 hộ nghèo, chiếm 4,04%, trong đó khu vực nông thôn giảm còn 4,77%. Đã có 53 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo, chiếm 64,6%,giảm 15,9% so với năm 2015, tăng 42,7% xã so với năm 2010.

Để phấn đấu đạt mục tiêu năm 2020 có 1 đơn vị cấp huyện và 50% số xã được công nhận NTM và nhiều mục tiêu cao hơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị: “Trên nền tảng kết quả đạt được, các đơn vị, địa phương cần khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu còn lại của các xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn NTM. Tập trung huy động, lồng ghép đa dạng hoá các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy định chỉ tiêu của các tiêu chí còn bất cập.Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM, nhất là nâng cao nhận thức của người dân. Một khi nhận thức người dân đã đầy đủ, thì chuyện xây dựng NTM sẽ không còn khó nữa, đúng với câu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”./.

Qua 10 năm xây dựng NTM, toàn tỉnh đạt được 1.119 tiêu chí, bình quân đạt 13,65 tiêu chí/xã, tăng gần gấp 4 lần so với thời điểm xuất phát năm 2010 (3,5 tiêu chí/xã). Có 30/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 36,6%, tăng 36,6% so với năm 2010.. Tỉnh đang phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra đến năm 2020: Tổng số tiêu chí nâng cao trên địa bàn 30 xã được công nhận nông thôn mới 205 tiêu chí, bình quân 6,83/13 tiêu chí/xã. Tổng nguồn lực đầu tư cho chương trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2019 gần 6.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách các cấp hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 51,5%; Vốn dân góp gần 1.700 tỷ đồng, chiếm 28%. Phấn đấu tập trung chỉ đạo theo đúng lộ trình kế hoạch đề ra đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM.

Hồng Nhung

Lao động trị liệu cho bệnh nhân tâm thần

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện tại, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh (toạ lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh) tiếp nhận và quản lý 445 bệnh nhân. Ngoài can thiệp về nghiệp vụ y tế, đơn vị còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phục hồi chức năng cho nhóm đối tượng bệnh có khả năng phục hồi.

Bảo hiểm y tế giảm gánh nặng cho người bệnh

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Nhờ tham gia BHYT, nhiều trường hợp không may bị tai nạn, ốm đau đã vượt qua giai đoạn khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình.

Người dân hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống”

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Dự án “Nước là sự sống” thực hiện tại 6 xã thuộc 2 huyện, gồm các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Phong Ðiền (huyện Trần Văn Thời) và Trần Phán, Quách Phẩm Bắc và Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi). Mục tiêu của dự án là nhằm giảm thiểu tác động có yếu tố giới của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ÐBSCL, cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế bền vững cho phụ nữ dễ bị tổn thương.

Khánh Tiến phấn đấu về đích đúng lộ trình

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, xã Khánh Tiến, huyện U Minh nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui

Nhằm giúp người dân trên địa bàn ấp Bàn Quỳ đi lại thuận tiện, không còn phụ thuộc vào con nước do phải di chuyển bằng đường thuỷ, xã Viên An Ðông đã vận động nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh tài trợ xây dựng cầu giao thông nông thôn. Qua gần 3 tháng thi công, đến nay, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối đôi bờ vui.

Góp ngày công xoá nhà tạm

Những ngôi nhà “3 cứng” cho hộ khó khăn về nhà ở không chỉ là kết quả từ sự hỗ trợ kịp thời của Ðảng và Nhà nước, mà còn có đóng góp lặng thầm của lực lượng đảng viên, đoàn viên, tích cực hỗ trợ ngày công lao động, cho sự thành công của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.

Nối dài những tuyến đường xanh

Triển khai thực hiện mô hình “Vườn ươm cây giống, trồng hàng rào cây xanh” giai đoạn 2024-2026, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi xây dựng được 67 vườn ươm với hơn 30 ngàn cây các loại, đồng thời trồng hàng rào cây xanh 65 tuyến đường, tổng chiều dài hơn 90.100 m, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Linh hoạt ôn tập môn thi tự luận

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ðịa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, duy nhất môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng giáo dục

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau, cho biết, đối với ngành GD&ÐT thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Năm học 2024-2025, ngành chỉ đạo thực hiện ứng dụng học bạ điện tử ở 100% trường tiểu học và tiến hành thí điểm ở một số trường cấp THCS; sử dụng phần mềm quản lý cơ sở vật chất và tài chính; thực hiện việc thu học phí không dùng tiền mặt.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.