ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 05:59:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông thôn ngày thêm đổi mới

Báo Cà Mau Khi bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Cà Mau là tỉnh có xuất phát điểm thấp. Thời điểm năm 2010, bình quân mỗi xã chỉ đạt khoảng 3,5 tiêu chí, thậm chí nhiều xã trắng tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo cao (gần 14%); đồng thời, phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sụt lún, sạt lở đất... Khó khăn là vậy, nhưng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhất là từ Nhân dân, hành trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Đến nay, toàn tỉnh có 63/82 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP Cà Mau).

Mô hình trồng cây ăn trái kết hợp hoa màu thời gian qua giúp người dân xã Tân Thành, TP Cà Mau nâng cao thu nhập.Mô hình trồng cây ăn trái kết hợp hoa màu thời gian qua giúp người dân xã Tân Thành, TP Cà Mau nâng cao thu nhập.

Ðến xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, nhiều người bị cuốn hút bởi nét đẹp của các tuyến đường nông thôn nơi đây. Nhiều tuyến đường bê tông khang trang, sạch đẹp với hàng rào cây xanh được tạo nên từ rất nhiều loại cây đua nhau khoe sắc, đan xen những căn nhà tường, hàng rào kiên cố đủ màu sơn... tạo cảnh quan tươi mới, giàu sức sống.

Không riêng xã Hồ Thị Kỷ, nằm trong kế hoạch xây dựng huyện đạt chuẩn NTM của tỉnh, thời gian qua, huyện Thới Bình đã tập trung nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Về huyện Thới Bình hôm nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những tuyến đường nông thôn rộng rãi, rực rỡ sắc hoa, về đêm có ánh điện chiếu sáng... tạo bức tranh vùng nông thôn khởi sắc. Xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp đã trở thành phong trào rộng khắp trên toàn huyện với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực.

Giao thông đường bộ phát triển cùng với hệ thống đường thuỷ, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao thương phát triển kinh tế mà còn tạo nét đẹp cho diện mạo miền quê.Giao thông đường bộ phát triển cùng với hệ thống đường thuỷ, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao thương phát triển kinh tế mà còn tạo nét đẹp cho diện mạo miền quê.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, tiến độ thực hiện chương trình thời gian gần đây chuyển biến tích cực, nhất là đối với 2 xã trong kế hoạch xây dựng NTM nâng cao. Ngoài ra, hiện 11/11 xã của huyện đều đảm bảo giữ vững các tiêu chí đã được công nhận.

Là tỉnh có xuất phát điểm thấp, nhất là hạ tầng giao thông, do đó, khi bắt tay vào xây dựng NTM, phát triển hạ tầng giao thông được địa phương xem là đòn bẩy không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, nhằm phát huy nguồn lực trong dân và để phục vụ lại Nhân dân, trong suốt thời gian qua, tỉnh đã đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng không chỉ giao thông mà cả kinh tế - xã hội ngày một đồng bộ. Kết quả, đã có hàng ngàn cây số lộ nông thôn được xây dựng mới, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã, ấp có điện lưới quốc gia sử dụng...

Phát triển hạ tầng để nâng cao chất lượng sống và sự hài lòng của người dân là mục tiêu mà chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng đang hướng tới.

Ngọc Hiển có 3 mặt (Ðông, Tây, Nam) giáp biển; phía Bắc giáp với sông Cửa Lớn, chạy dài từ cửa sông Bồ Ðề đến vàm sông Ông Trang. Những đặc điểm này vừa tạo điều kiện cho huyện phát triển về du lịch, cả nuôi, khai thác thuỷ sản, lâm nghiệp... trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những khó khăn không nhỏ cho huyện trên hành trình xây dựng NTM, nhất là tiêu chí giao thông nông thôn. Những năm đầu khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, giao thông trên địa bàn huyện Ngọc Hiển chủ yếu là đường thuỷ.

Vượt qua khó khăn của hệ thống kênh rạch chằng chịt, các tuyến đường được chuẩn hoá bê tông cứ tiếp nối, lan toả rộng khắp khu vực nông thôn, đưa Ngọc Hiển đến gần hơn với mục tiêu của Ðề án xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025 khi đến thời điểm hiện tại đã đạt 5 tiêu chí.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, chia sẻ, huyện xác định xây dựng NTM là không có điểm kết thúc, đạt NTM thì phải phấn đấu hướng tới NTM nâng cao và xa hơn là NTM kiểu mẫu... Tất cả vì mục tiêu ngày càng đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

"Thời gian gần đây huyện huy động được hơn 96 tỷ đồng để xây dựng 1.200 căn nhà cho người dân nghèo, cận nghèo và khó khăn về nhà ở. Huyện đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM”, ông Lạc chia sẻ thêm.

Chủ động các giải pháp trong thực hiện xây dựng NTM, đến nay huyện Ðầm Dơi đã có 9/15 xã đạt chuẩn NTM và có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Chia sẻ về quá trình xây dựng NTM của địa phương, ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, Ban Chỉ đạo huyện tiến hành phân công từng thành viên phụ trách địa bàn, phân định rõ từng nhiệm vụ cụ thể của từng cấp để từ đó tập trung thực hiện quyết liệt theo đúng lộ trình đã đề ra.

Hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, trình độ thâm canh nông vụ của nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau tiến bộ vượt bậc. (Ảnh: Ông Võ Hoàng Giang, xã An Xuyên tự hào với rẫy dưa leo áp dụng kỹ thuật từ những lớp học hội thảo đầu bờ). Ảnh: MỸ LỆHoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, trình độ thâm canh nông vụ của nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau tiến bộ vượt bậc. (Ảnh: Ông Võ Hoàng Giang, xã An Xuyên tự hào với rẫy dưa leo áp dụng kỹ thuật từ những lớp học hội thảo đầu bờ). Ảnh: MỸ LỆ

Có đường, có điện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao qua từng vụ mùa. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả gắn với ứng dụng khoa  học - kỹ thuật vào sản xuất... được nhận rộng, nhiều chuỗi liên kết giá trị được hình thành thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, nhất là đối với những cây trồng, vật nuôi đặc trưng của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho các thành viên cũng như tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương. Hiện nay, nhiều hợp tác xã trong tỉnh đã chuyển đổi theo hướng hiện đại hoá máy móc thiết bị, xây dựng thương hiệu... nhiều mặt hàng đã được công nhận sản phẩm 3 sao, 4 sao được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, hướng tới xây dựng, tổ chức đời sống dân cư nông thôn theo hướng văn minh, tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn đang là mục tiêu được các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục triển khai với nhiều giải pháp và cách làm thiết thực, sát thực.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng NTM đặt mục tiêu năm 2030 có 90% trở lên số xã đạt chuẩn NTM (tương đương 74 xã). Trong đó, phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (37 xã) và trong số xã đạt chuẩn NTM nâng cao có 20% đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Và có 70% trở lên đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó phấn đấu 2 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

 

Nguyễn Phú

 

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Chung tay cập nhật bảng hiệu theo địa giới mới

Sáng 13/7, không khí tại xã Vĩnh Lợi trở nên rộn ràng, sôi nổi hơn thường ngày khi lực lượng đoàn viên, thanh niên Xã đoàn Vĩnh Lợi đồng loạt ra quân hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh sửa, thay mới bảng hiệu theo địa chỉ phù hợp với địa giới hành chính sau sáp nhập. Hoạt động này nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ người dân và sự đánh giá cao của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

TP. Bạc Liêu: Tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch

Một trong những thành tựu quan trọng góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Bạc Liêu trong thời gian qua chính là việc quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch. Từ thực tế kết quả đạt được, các phường trên địa bàn sẽ kế thừa và phát huy thế mạnh này trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Bạc Liêu: Tập trung làm tốt công tác quản lý quy hoạch

Xác định công tác quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển và tạo tiền đề trong mời gọi đầu tư, thời gian qua, TP. Bạc Liêu luôn tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị.

TP. BẠC LIÊU: THI ĐUA HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thời gian qua, Thành ủy TP. Bạc Liêu đã bám sát những nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và xác định đẩy mạnh việc học tập, làm theo Bác là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

TP. Bạc Liêu: Đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy

​Thực hiện Nghị quyết 08 (NQ 08) của Tỉnh ủy “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong tình hình mới”, thời gian qua, nhận thức của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy các cấp của TP. Bạc Liêu không ngừng được nâng lên và chất lượng, hiệu quả công tác KT. GS đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

TP. Bạc Liêu: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và đảng viên

Thời gian qua, bên cạnh việc quán triệt nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và TP. Bạc Liêu cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Thành ủy TP. Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố.

TP. BẠC LIÊU: NHIỀU MÔ HÌNH HAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã xây dựng nên những mô hình hay.

TP. Bạc Liêu: Thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Bạc Liêu hiện có hơn 43.370 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) với 159.902 người. Trong đó, có 4.425 hộ dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 11,96% và 2.802 hộ dân tộc Hoa, chiếm tỷ lệ 7,84%, cùng 17 hộ là dân tộc khác, chiếm tỷ lệ 0,05%.