ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 13:48:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi sống bằng những tờ vé số

Báo Cà Mau Xe buýt vừa đến trạm, cậu bé gầy guộc, xanh xao chen lấn giữa dòng người hối hả lên xuống chỉ mong bán được vài tờ vé số, phụ mẹ lo bữa cơm chiều. Người lắc đầu, người bước vội, người chau mày. Xe rời đi, khói bụi mịt mù, chỉ còn em đứng lặng buồn xếp lại xấp vé số, rồi bước nhanh về phía phòng trọ để “vệ sinh cá nhân”.

Xe buýt vừa đến trạm, cậu bé gầy guộc, xanh xao chen lấn giữa dòng người hối hả lên xuống chỉ mong bán được vài tờ vé số, phụ mẹ lo bữa cơm chiều. Người lắc đầu, người bước vội, người chau mày. Xe rời đi, khói bụi mịt mù, chỉ còn em đứng lặng buồn xếp lại xấp vé số, rồi bước nhanh về phía phòng trọ để “vệ sinh cá nhân”.

Bà Trần Lâm Kiều Hạnh nhìn theo con trai, trần tình: “Cháu bị dị tật không có hậu môn từ nhỏ, đã được phẫu thuật một lần nhưng không khỏi. Hiện cháu không còn cảm giác, đi tiêu không tự chủ. Vì sợ cháu gây phiền do mùi hôi cơ thể, nên cứ cách vài chục phút tôi lại nhắc cháu “vệ sinh cá nhân”, cũng vì vậy mà cháu không thể đi bán xa được, sợ không kịp về…”. Cái tên Bình Minh là bà đặt cho cậu bé để ghi nhớ thời khắc bà lượm Minh về nuôi, còn họ Trần Lâm là theo họ bà.

Mỗi ngày, mẹ con bà Hạnh phải bán hết 150 tờ vé số mới mong có được bữa cơm và tích góp chi phí điều trị bệnh cho Minh.

Thương đứa con xấu số bị ba mẹ ruột bỏ rơi, lại mang trong mình bệnh tật, 13 năm qua, dẫu có lúc nghèo đến mức phải ngủ bờ, ăn bụi, bà cũng gắng gượng lo cho Minh. Bởi lẽ, số phận của Minh và bà gắn kết từ sự đồng cảm. Theo lời kể, bà Hạnh là người tha hương cầu thực từ nhỏ, từng phải ngủ đầu đường xó chợ, sống bằng rất nhiều nghề. Ðã từng có nhiều đứa con sống lang thang cùng bà, nhưng rồi họ cũng rời đi lo cuộc sống riêng. Bà quyết định đem Minh về nuôi vì nghĩ Minh đáng thương như phận mình, Minh cần tình thương mà trước nay bà vẫn thiếu vắng. Từ ngày đó, bà rời vỉa hè, dốc sức cho Minh có được “tổ ấm”, nơi mà nay hai mẹ con bà đang sống là một phòng trọ nhỏ tại khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời.

Gọi sang là phòng trọ, chứ ngó quanh chỉ là một vài tấm thiếc hoen rỉ được chắp vá với 1 bên vách lá của nhà kế cận, phía góc nhà lộ thiên một khoảng trống. Còn vật dụng đều là do chòm xóm người cho 1 thứ, cái giường được kê bằng cây tạm với 1 tấm đệm và mấy cái gối đã cũ rách. Bà Hạnh cười: “Ðược thế này là may mắn lắm rồi, so với cái chiếu rách và tấm bạt cao su ở gầm cầu trước đây đã sang lắm. Người dưng, nhưng người ta thương, cho mình ở với giá thuê rẻ để nuôi con, tôi biết ơn vô cùng”.

Lấy hết mấy tấm giấy khen trên kệ tủ, bà Hạnh khoe thành tích học tập của Minh, giọng buồn: “13 tuổi, học được lớp 3, với tôi, cháu rất kiên cường. Do có biểu hiện bất thường về sức khoẻ, đi tiêu không tự chủ, đôi khi cả lớp phát hiện “bốc mùi” thì cháu mới biết nên cháu tự ti, mặc cảm, bạn bè cũng dần xa lánh, cháu không dám đến lớp nữa”.

Ðôi tay gầy, lộ rõ cả đường gân đếm hết xấp vé số còn hơn 80 tờ, bà Hạnh cho biết, cả buổi sáng mới bán được gần 20 tờ, còn Minh chưa bán được tờ nào. Cả 2 mẹ con mỗi ngày phải bán hết 150 tờ vé số thì mới mong có tiền cơm, tiền thuốc thang. Bà thổ lộ, mấy bữa bán không hết, trả vé cho đại lý, bà giữ lại 1 tờ với mộng đổi đời để mẹ con có ngôi nhà ấm, để có tiền chạy chữa cho Minh mà hơn chục năm nay chỉ là vô vọng. Cầm tấm giấy khen, Minh bùi ngùi: “Giờ em muốn được học 1 cái nghề: sửa xe, rửa xe, hay sửa điện thoại để giúp mẹ. Em không đi học nữa, sợ bạn bè cười chê”.

Anh Lê Thành Ngọc, Phó khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết, bà Hạnh gần 60 tuổi mà không chồng, không con. Bà nuôi bé Minh đã 13 năm, cho đi học ở Trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời. Tuy có người nói bà khùng, nhưng vẫn phục bà vì tấm lòng. Nuôi con người khác, mà lại là đứa con bệnh tật, bốc mùi hôi thúi mỗi khi phát bệnh, dù khổ, bà quyết không bỏ rơi. Nếu chỉ sống 1 mình, với nghề bán vé số, bà dư lo, còn nay phải lo cho Minh, bản thân bà bệnh tật cũng không màng. Hơn thế, bà còn đi khắp nơi gõ cửa nhà hảo tâm, người có tâm mong cứu đứa con bất hạnh khiến mọi người thương cảm. Mấy năm nay địa phương cấp cho bà sổ hộ nghèo để bà có điều kiện lo cho cháu Minh, nhưng chưa đủ lực.

Anh Ngọc mong rằng cộng đồng xã hội sẽ mở rộng lòng thương, tiếp sức bà Hạnh lo cho cháu Minh chạy chữa khỏi bệnh, tạo điều kiện sống tốt để Minh có một nghề ổn định. “Minh còn trẻ, cháu cần sự cảm thông, chia sẻ của toàn xã hội, mong mọi người giúp đỡ cháu trị bệnh. Ðừng xa lánh, kỳ thị cháu để cháu không sa ngã, không mặc cảm mà đủ nghị lực vượt qua bệnh tật”, anh Lê Thành Ngọc chân thành./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3826686, DĐ: 0919410678, gặp chị Tuyết Kiều.

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Lan Uyên

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Mái ấm cho người già neo đơn

Thiếu thốn cả vật chất, tinh thần, nhưng khi đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, những người già neo đơn như được bù đắp, lấp đi khoảng trống của sự thiếu thốn. Ðây như là ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai giúp các cụ an hưởng tuổi già.

Trường THPT Đầm Dơi trao tặng học bổng cho học sinh đầu năm học mới

Tổng số tiền học bổng là 60,5 triệu đồng do mạnh thường quân hỗ trợ được trao cho 76 học sinh.

Trung thu bên em

Nhiều hoạt động trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng sâu vùng xa... liên tục được tổ chức để các em nhỏ cảm nhận không khí vui tươi của Tết đoàn viên.

Thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết trung thu 2024

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập nhiều đoàn đi thăm, tặng quà trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội, bệnh viện, khu lưu cư...

Ðồng hành cùng học sinh đến trường

Ðể góp phần động viên, khích lệ tinh thần, tiếp thêm động lực giúp các trẻ em mồ côi/trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học 2024-2025, trong tuần qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6 và Hội LHPN xã Lý Văn Lâm đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.

Vượt lên nỗi đau da cam

Vượt lên nỗi đau, những nạn nhân chất độc da cam(NNCÐDC)/Dioxin tự tin hoà nhập cộng đồng, lao động sản xuất để tìm tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình.

Chung tấm lòng hướng về đồng bào vùng bão, lũ

Cơn bão số 3 – bão Yagi đã khiến miền Bắc chìm trong đau thương với những thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Trước những mất mát nặng nề đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cũng như các ban, ngành, đoàn thể trên khắp mọi miền đất nước đều chung tay để “đỡ đần” miền Bắc. Tại Cà Mau, mỗi ngày đều diễn ra những hoạt động ý nghĩa và thiết thực.