ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 09:26:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Trung “hiếu học”

Báo Cà Mau Nghe tôi muốn viết bài về gia đình hiếu học, anh Phan Minh Trí, Trưởng ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, không cần đắn đo dẫn tôi đến ngay nhà ông Phan Việt Trung. Bởi, trong cái nơi xa xôi, hẻo lánh này, nói về sự hiếu học không gia đình nào vượt qua được gia đình ông.

Nghe tôi muốn viết bài về gia đình hiếu học, anh Phan Minh Trí, Trưởng ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, không cần đắn đo dẫn tôi đến ngay nhà ông Phan Việt Trung. Bởi, trong cái nơi xa xôi, hẻo lánh này, nói về sự hiếu học không gia đình nào vượt qua được gia đình ông.

“Ổng bệnh điều trị cả tuần nay trên Cần Thơ nên xuống sức, mất hết vài ký lô rồi đó chú ơi”, vợ ông cho biết. Tôi nhìn ông Trung, khuôn mặt ông có phần nhợt nhạt. Bác gái giải thích: “Hồi nào giờ ổng đâu có bệnh tới cỡ này, bệnh ít là ổng ráng lướt qua hết để đi làm kiếm tiền lo cho con ăn học”.

Một thời gian khổ

Có lẽ vì những lần “ráng” ấy để lo miếng cơm, manh áo và cái chữ cho 4 người con, giờ đây sức khoẻ ông đã xuống dốc. Có thể nói, với một gia đình khá giả, chỉ cần nuôi 1, 2 đứa con ăn học đã đủ mệt, đằng này ông Trung nuôi đến 4 người con trong điều kiện khó khăn thì quả là sự nỗ lực lớn vô cùng. Giờ đây, trong số 4 người con của ông, có 3 người thành đạt trên đường học vấn (1 người là giáo viên THPT, 1 thạc sĩ y khoa, 1 kỹ sư tin học). Bên cạnh đó, cô con dâu cũng là tiến sĩ y khoa.

Mặc dù tuổi cao nhưng ông Trung vẫn đang ra sức giáo dục con cháu, vận động con em trong ấp nỗ lực trong việc học tập để hoàn thiện bản thân.

Sinh năm 1949 tại Ðà Nẵng, ông Phan Việt Trung theo gia đình vào Nam sinh sống từ nhỏ. Năm 1969, ông tham gia làm công tác giao liên tại huyện Trần Văn Thời cho đến ngày đất nước thống nhất. Do không đất sản xuất nên những ngày đầu lập gia đình ra riêng, vợ chồng ông chỉ biết làm thuê để sống. Khi có ít vốn, ông sắm chiếc xuồng nhỏ chở mắm, khô của vùng U Minh đi khắp các tỉnh ÐBSCL để bán. Nhờ chịu khó làm ăn nên chẳng mấy chốc vợ chồng ông có vốn sang đất làm nông nghiệp. “Lúc đó, ở cái xứ khỉ ho, cò gáy này kiếm miếng cơm đã khó, kiếm cái chữ lại càng khó khăn gấp trăm lần. Nhà xa trường hơn chục cây số, đường sá thì lầy lội, đi lại vất vả lắm. Nhiều đêm trời tối, tháng mưa, các con tôi phải lội bộ đi học từ 3-4 giờ sáng để đến trường, nhìn các con lòng tôi xót lắm”, ông Trung bộc bạch.

Nhà làm mấy chục công ruộng nhưng không đủ ăn, không biết ví lúa là gì, nhiều khi còn phải đi chạy gạo để lo cho các con được no cái bụng. Hết mùa ruộng, vợ chồng ông chuyển sang làm nghề rừng, mua củi hầm than để đổi lấy gạo nuôi con, rồi lại rong ruổi chèo xuồng đi bán con khô, con mắm mong sao có tiền lo cho con ăn học. “Cực khổ cỡ nào tôi cũng không sợ, chỉ sợ bệnh làm không được, các con gãy gánh học giữa đường. Có lúc cùng lo tiền cho 2-3 đứa đang học ở Cần Thơ rất đuối sức nhưng cũng phải bấm bụng, không dám hé môi sợ tụi nó buồn mà ảnh hưởng đến việc học”, ông Trung trần tình.

Và cuối cùng ước nguyện của ông bà cũng đã thành sự thật khi các con ông đã công thành danh toại. Anh Phan Việt Quốc, con trai lớn ông Trung, hiện là giáo viên Trường THPT Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Anh em tôi có được như hôm nay là nhờ vào nghị lực của cha. Nhiều lúc thấy cha mẹ cực khổ, tôi muốn nghỉ học để phụ giúp cha mẹ nuôi các em, nhưng cha tôi không bao giờ cho. Mỗi lần anh em tôi đòi nghỉ học là cha tôi lại lao động nhiều hơn để chứng minh cho chúng tôi thấy cha sẽ lo được tất cả. Nhìn thấy sự cố gắng của cha mà anh em tôi càng nỗ lực nhiều hơn”.

Thắp sáng phong trào hiếu học

Không chỉ lo cho các con có cái chữ, ông Trung còn là ngọn lửa thắp sáng phong trào hiếu học tại địa phương. Với cương vị là Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp từ năm 2000-2011, ông có nhiều cách làm hay để khơi dậy lòng hiếu học của con em trong ấp. Anh Phan Trọng Nghĩa (con ông Phan Minh Hiền, ngụ cùng ấp) hiện là giảng viên Trường Ðại học Cần Thơ, bày tỏ: “Tôi có được như ngày hôm nay một phần cũng nhờ có bác Trung.

Trước đây, khi làm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, hằng năm bác đều tổ chức lễ khuyến học với đầy đủ nghi thức: tổng kết kết quả học tập của từng em học sinh trong ấp ở mọi cấp học, tuyên dương ghi lên bảng vàng của ấp những em học sinh có thành tích xuất sắc, đồng thời bác cũng vận động các doanh nghiệp hỗ trợ những em có thành tích học tập tốt, dù ít hay nhiều nhưng năm nào cũng có. Bác sẵn sàng bỏ tiền túi của mình mua heo về làm thịt để chiêu đãi học sinh. Từ đó, tôi và các bạn học sinh trong ấp ai cũng phấn chấn, nỗ lực hết mình trong học tập với mong muốn đạt kết quả tốt nhất vào cuối năm để được vinh danh, cha mẹ nở mặt nở mày với bà con hàng xóm”.

Không chỉ có anh Nghĩa mà thời ông Trung còn làm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học trong ấp còn có hơn 50 học sinh đỗ trung cấp, đại học, rồi cao học, cho đến nghiên cứu sinh. Ngày nay, do quy định trưởng ấp kiêm phụ trách công tác khuyến học nên ông Trung không còn làm chi hội trưởng nữa, nhưng ngọn lửa hiếu học ông thắp lên vẫn cháy trong lòng bao thế hệ học sinh.

Bà Dương Thu Hiền, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện U Minh, nhận xét: “Với những nỗ lực của bản thận, cùng những đóng góp thiết thực cho xã hội, ông Trung xứng đáng nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của các cấp, các ngành. Ông thật sự là niềm tự hào của bà con, xóm làng, của dòng tộc họ Phan, từ hai bàn tay trắng, không chỉ làm nên cơ nghiệp mà ông còn lo cho con cái, cổ vũ con em trong ấp học hành đến nơi đến chốn là điều rất đáng được trân trọng, là tấm gương sáng để nhiều người noi theo”./.

Bài và ảnh: Trần Thể

Ấm áp không khí họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.