ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 13:21:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phải thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) “Cả hệ thống chính trị cần phải quyết liệt hơn nữa, phải khơi dậy sức mạnh trong dân; cấp ủy, chính quyền phải coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, giảm nghèo là chăm lo cho những người nghèo nói chung, cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, mang tính xã hội sâu sắc, cho nên phải thực hiện hiệu quả”, đồng chí Nguyễn Minh Luân, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện U Minh, chiều ngày 4/11.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Buổi làm việc nhằm kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn huyện.

Báo cáo với đoàn, ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tổng vốn được phân bổ là 23.029 triệu đồng. Vốn bổ sung năm 2021, được UBND tỉnh phân bổ dự toán năm 2021 thực hiện chương trình năm 2022 với số vốn 300 triệu đồng, để thực hiện phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Đến nay đã hoàn thành việc lập phương án. Vốn phân bổ năm 2022, huyện được phân giao nguồn vốn 22.729 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 18.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp 4.729 triệu đồng.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn huyện.

Về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, huyện được phân giao nguồn vốn năm 2022 xây dựng mới 8 công trình và nâng cấp, sửa chữa 2 công trình, tổng số vốn 8.859 triệu đồng. Tiến độ thực hiện, đã phê duyệt chủ trương đầu tư 10/10 công trình, 3 công trình đang phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Dự kiến đến ngày 31/12/2022 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán 10/10 công trình.

Huyện cũng báo cáo về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022. Theo đó, tổng giá trị nguồn vốn giao là 14.057 triệu đồng, được phân bổ tổng cộng 26 dự án, công trình. Tiến độ thực hiện, đã phê duyệt chủ trương 26/26 công trình, 9 công trình đang phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Dự kiến đến ngày 31/12/2022 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán 26/26 công trình.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra lớp dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn Ấp 4, xã Nguyễn Phích.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì huyện U Minh đang gặp phải một số khó khăn nhất định: Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình còn hạn chế, nhất là sau đại dịch Covid-19; tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo mới khá cao (hiện nay qua rà soát còn 1.958 hộ, chiếm 7,5%; cận nghèo 573 hộ, chiếm tỷ lệ 2,2%), đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn để giúp người dân thoát nghèo; một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thoát nghèo.

Mặc khác, thời gian giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 không còn nhiều, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn mới về định mức thu hồi vốn và quản lý vốn đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế.

Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện các công trình đặc thù trong thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2026, chưa có hướng dẫn thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý dự án.

Trước những khó khăn trên, huyện U Minh kiến nghị các sở, ngành sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn mới về thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, định mức thu hồi vốn ngân sách và quản lý vốn thu hồi, thay thế Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 2/10/2018 của UBND tỉnh về việc quy định thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý vốn thu hồi đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018-2020. Đồng thời, sớm ban hành hướng dẫn về thực hiện các dự án, công trình đặc thù.

Trên địa bàn huyện U Minh hiện nay còn 3 xã đặc biệt khó khăn là Nguyễn Phích, Khánh Thuận và Khánh Lâm. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn, áp dụng mô hình kinh tế phù hợp để từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đánh giá cao công tác triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG của huyện U Minh. Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo đáp ứng theo yêu cầu như xây dựng mô hình, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý huyện U Minh, trong  công tác chỉ đạo cần tăng cường sự chủ động, quyết liệt, nòng cốt, vận động nhân dân cùng thực hiện; các tổ chức chính trị hội, đoàn thể phát huy các mô hình thực chất, mang lại hiệu quả; phân loại, thống kê hộ nghèo, phân công theo tổ chức, từ đó có giải pháp hỗ trợ hiệu quả, tích cực huy động sức dân giúp đỡ hộ nghèo, đối tượng yếu thế; đẩy mạnh giải quyết việc làm tại chỗ cũng như xuất khẩu lao động.

Nhấn mạnh phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành lao động, nông nghiệp, dân tộc và các sở ngành liên quan phải rà soát lại hệ thống các văn bản, xem đã phù hợp chưa để từ đó tham mưu UBND tỉnh tạo cơ chế thông thoáng để thực hiện các chính sách nhanh, hiệu quả./.

 

Quỳnh Anh

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.