ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 8-2-25 19:45:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phạm Văn Tráng: Thạc sĩ đầu tiên của Làng SOS Cà Mau

Báo Cà Mau Vào Đảng khi đang học năm thứ nhất đại học, ngày ra trường không vội đi tìm việc làm như các bạn mà Tráng ở lại đi làm thêm kiếm tiền ôn thi để tìm học bổng học tiếp thạc sĩ. Tốt nghiệp thạc sĩ, bạn bè rủ ở lại thành phố nhưng Tráng từ chối.

Vào Đảng khi đang học năm thứ nhất đại học, ngày ra trường không vội đi tìm việc làm như các bạn mà Tráng ở lại đi làm thêm kiếm tiền ôn thi để tìm học bổng học tiếp thạc sĩ. Tốt nghiệp thạc sĩ, bạn bè rủ ở lại thành phố nhưng Tráng từ chối. “Ước mơ lớn nhất của em hiện nay là được làm việc ở Cà Mau, để tiện về Làng phụ giúp mẹ và coi sóc chuyện học hành cho các em. Em được như ngày hôm nay là nhờ ơn của các cô, bác lãnh đạo trong Làng và tình thương yêu vô bờ bến của mẹ, em rất biết ơn”, đó là lời tâm sự của Thạc sĩ Kinh tế Phạm Văn Tráng - Thạc sĩ đầu tiên của Làng SOS Cà Mau.

Ngày tốt nghiệp thạc sĩ, Tráng lên xe về Làng ngay trong đêm để báo cáo với mẹ và các cô, chú lãnh đạo Làng SOS. Làng hôm đó thiệt vui, gương mặt ai cũng hớn hở. Ban lãnh đạo vui vì từ ngày thành lập Làng đến nay mới có một em tốt nghiệp thạc sĩ. Các mẹ ở Làng vui vì mình đã làm tròn trách nhiệm nuôi dạy con nên người. Còn các em nhỏ vui vì từ nay đã có anh Tráng chỉ bài, không còn sợ những bài văn, bài toán khó nữa.

Tuổi thơ và những kỷ niệm buồn

Chàng Thạc sĩ của Làng SOS Phạm Văn Tráng.    Ảnh: HOÀNG VŨ

Kim Sơn, Ninh Bình là nơi Tráng sinh ra. Gia đình em rất nghèo, quanh năm cha mẹ chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nghèo khó là vậy, nhưng được cái là gia đình rất hạnh phúc, ba đứa con bụ bẫm, ngoan ngoãn. Mà chuyện đời thì không ai biết trước được. Năm Tráng lên 3 thì mẹ đột ngột qua đời. Đau buồn trước sự ra đi đột ngột của người vợ, tính tình người bố ngày càng thay đổi, hay nổi cáu và thường xuyên đánh đập các con vô cớ.

Không chịu nổi cảnh hàng ngày phải chứng kiến những trận đòn của các cháu, bà nội đành bấm bụng mang các cháu về Đồng Nai ở nhờ nhà người Bác, hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Thời gian này bà nội phải làm đủ thứ chuyện để có cái ăn cho ba đứa cháu. Nhưng bà chỉ lo được một thời gian thì sức khoẻ yếu dần. Lại một lần nữa bà gạt nước mắt đưa các cháu trở về quê nhờ bà con nuôi hộ. Ở quê ai cũng nghèo khó nên chỉ cưu mang được một thời gian ngắn rồi mang vào trả lại cho bà. Dù còn rất nhỏ và cuộc sống vô cũng vất vả, nhưng trong lòng Tráng lúc nào cũng nuôi hy được đi học như những trứa trẻ khác.

Rồi trong một lần bà đưa các em đi thăm người bác em ở Cà Mau đang bị ốm. Nhà bác cũng nghèo, nhưng trước hoàn cảnh đáng thương của các cháu, ông nhận cưu mang. Bệnh tình ông ngày càng nặng, cuộc sống càng lâm vào cảnh túng quẫn. Một hôm có người bạn ghé thăm, biết được sự tình nên khuyên gởi các cháu vào Làng SOS với hy vọng các cháu được ăn học đàng hoàng. Và người bạn tốt bụng ấy nhận lo luôn chuyện làm thủ tục vào Làng cho các cháu.

Vào Làng, hai anh em: Tráng và Mạnh được xếp ở chung trong ngôi nhà số 7. Điều mà em làm cho mẹ và các chú ngỡ ngàng nhất đó là chuyện học. Em say mê học đến kỳ lạ. Lúc nào cũng cầm quyển tập trên tay để học bài. Nên chỉ một thời gian ngắn em đã theo kịp bạn bè và trở thành học sinh khá giỏi của lớp.

Thời gian sau, không những Tráng tự giác học tập mà còn là người anh gương mẫu hay nhắc nhở và chỉ dạy các em trong nhà cùng học. Thường ngoài giờ học, Tráng phụ giúp mẹ những chuyện lặt vặt, xong, lại đi kiểm tra bài vở cho các em, khi nào các em hiểu bài hết thì mới lo bài vở của mình. Việc làm của Tráng được các cô, chú trong Làng khen ngợi và luôn lấy em ra điển hình để dạy các em nhỏ. Suốt 12 năm học, Tráng đều là học sinh khá, giỏi.

Nỗ lực được đền bù

Đậu đại học không chỉ là niềm vui của bản thân Tráng mà cô, chú trong Làng ai cũng mừng, nhất là mẹ. Cho nên Tráng tự nhủ, khi vào đại học phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng những người đã thương yêu, tin tưởng mình.

Mặc dù năm đầu vừa học, vừa đi dạy kèm, rồi giữ xe để có tiền phụ bố ở quê nhưng cuối năm Tráng vẫn được học sinh khá và được kết nạp vào Đảng. Đây là động lực rất lớn để em tiếp tục phấn đấu.

Năm học thứ hai bắt đầu thì nỗi lo của Tráng cũng nhiều hơn. Đó là Mạnh, đứa em ruột của mình cũng vào đại học. Tráng chuyển qua chạy bàn ở một quán cơm đêm. Công việc này tuy vất vả nhưng thù lao tạm đủ để lo cho đứa em và bố ở quê.

Mỗi ngày làm việc bắt đầu từ 5 giờ chiều cho đến 5 giờ sáng hôm sau. Khi về tới ký tuc xá thì đã tới giờ lên lớp, nên những giờ trên lớp đối với Tráng là rất quan trọng. Em phải học và làm bài ngay tại lớp. Tráng bảo: “Cực cỡ nào em cũng chịu được, nhưng có cái là hai anh em học xa nhau quá nhiều khi nhớ không chịu nổi. Em học ở Cần Thơ còn thằng em học ở TP Hồ Chí Minh, mỗi năm chỉ gặp nhau có mấy ngày Tết ở Làng…”.

Tráng cũng chia sẻ: “Bây giờ em và Mạnh điều tạm ổn hết rồi. Em thì vừa tốt nghiệp thạc sĩ, còn Mạnh tốt nghiệp Đại học Khoa Tiếng Anh thương mại. Hiện Mạnh đang là giảng viên của Trung tâm ngoại ngữ ở TP Hồ Chí Minh”. Rồi Tráng trầm giọng: “Hai đứa em may mắn là vậy. Nhưng còn anh Hai thì đang sống ở quê rất nghèo khó. Ngày đó anh Hai 11 tuổi mà Làng chỉ nhận trẻ dưới 10 tuổi nên anh khóc dữ lắm. Ra về mà cứ quay lại nhìn hai đứa em hoài…”. Sau khi về quê, anh của Tráng phải tự lo chuyện học hành nên cũng chỉ học được vài năm.

Tráng tâm sự: “Trước mắt, em sẽ cố gắng tìm được việc làm ở Cà Mau, để có điều kiện ở bên mẹ, giúp mẹ những chuyện nặng nhọc, và lo chuyện học cho các em. Khi nào ổn định, em sẽ về quê thăm bố và anh Hai”./.

Khởi Huỳnh

Liên kết hữu ích
  • Đặt vé máy bay Emirates trên Traveloka
Dịch vụ viết thuê tiểu luận uy tín

Nữ sinh giỏi Văn

Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025, em Phạm Hồng Ngân Anh, Lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), đoạt giải Nhì môn Ngữ văn. Em là tấm gương học sinh giỏi nhiều năm liền, luôn chăm chỉ, gương mẫu đi đầu trong học tập cũng như các hoạt động của trường, được bạn bè và thầy cô quý mến.

Làng quê khởi sắc

Ngọc Hiển vinh dự là 1 trong 2 huyện được tỉnh phê duyệt Ðề án xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025. Sau thời gian quyết liệt triển khai thực hiện, địa phương đã có những bước tiến phấn khởi, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Ðây là tiền đề, là động lực để cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện quyết tâm, dốc sức hoàn thành mục tiêu về đích huyện NTM đúng hẹn.

Gương sáng thương binh

Ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 1 tỷ đồng, 7 ha rừng tràm và keo lai đang phát triển xanh tốt, vườn cây ăn trái trĩu quả, ao cá quanh nhà cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; 4 người con đều lập gia đình, có cuộc sống ổn định, đó là thành quả mà thương binh 4/4 Tôn Văn Hoà, sinh năm 1950, gầy dựng được sau hơn 35 năm về vùng đất khó Ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh lập nghiệp. Ông là điển hình thương binh thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Xuân ấm áp, Tết an vui

Huy động các nguồn lực xã hội để xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ dừng lại ở việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, mà còn trở thành phong trào mang ý nghĩa nhân văn. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, những căn nhà xiêu vẹo, dột nát dần được thay thế bằng những căn nhà kiên cố, khang trang. Mùa xuân này có hơn 1.000 hộ được đón Tết ấm áp, an vui trong những căn nhà mới.

Vì thế hệ tương lai

Phong trào hiến đất xây trường học đã và đang lan toả, mang lại giá trị lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Cái Nước. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp vì sự nghiệp giáo dục mà còn giúp con em địa phương có điều kiện tốt hơn trong học tập và cơ hội phát triển tương lai.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.