ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 20:34:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Báo Cà Mau Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg ngày 10/12/2024 phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Quản lý hiệu quả 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển.

Theo Quyết định, mục tiêu chung của Đề án nhằm quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt khoảng 6% vào năm 2030 diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển để đảm bảo đến năm 2030 tổng diện tích biển được bảo tồn đạt khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Quản lý hiệu quả 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển, đảm bảo tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản đạt khoảng 2,303% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển để đảm bảo tổng diện tích các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển đạt khoảng 1,5% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

6 nhiệm vụ, 4 giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Quyết định cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Theo đó, 6 nhóm nhiệm vụ gồm:

a) Điều chỉnh, mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển đang hoạt động theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

b) Thành lập mới và mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Xây dựng quy định và tổ chức quản lý các khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.

d) Phục hồi các hệ sinh thái biển điển hình như hệ sinh thái san hô, có biển, rừng ngập mặn.

đ) Tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác.

e) Tích hợp cơ sở dữ liệu tổng thể về đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường, cơ chế chính sách, mô hình quản lý của các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác và khu phục hồi các hệ sinh thái biển ở vùng biển Việt Nam vào cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển vào cơ sở dữ liệu biển, hải đảo Việt Nam.

4 nhóm giải pháp thực hiện gồm giải pháp về: Cơ chế, chính sách và thực thi pháp luật; tuyên truyền, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực; khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nguồn lực tài chính.

8 nhiệm vụ, dự án ưu tiên

Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên bao gồm:

1. Truyền thông nâng cao năng lực về bảo tồn, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển.

2. Điều tra xác định các khu vực có tiềm năng xác lập khu vực bảo tồn có hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.

3. Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, có biển, rừng ngập mặn bị suy thoái.

4. Điều tra, đánh giá tổng thể hiệu quả bảo tồn, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái biển giai đoạn 2021 - 2030.

5. Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

6. Đánh giá khả năng lưu trữ các-bon của các hệ sinh thái biển điển hình.

7. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám trong quản lý hệ sinh thái biển.

8. Kiểm soát chất thải và các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực biển được bảo tồn, bảo vệ và phục hồi.

Về kinh phí thực hiện, Quyết định nêu rõ, thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học) theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn vốn lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030, dự án khác.

Tổ chức thực hiện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương xây dựng và tổ chức quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển theo quy định pháp luật và các quy hoạch đã được phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương và lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án khác phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Đề án, nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Đề án theo quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan./.

 

Theo baochinhphu.vn

Người dân Đất Mũi đồng thuận thu hồi đất, kiến nghị đảm bảo an cư và sinh kế

Sáng 18/7, UBND xã Đất Mũi tổ chức họp dân thông báo thu hồi đất thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện tuyến đường bộ cao tốc Cà Mau - Đất Mũi trên địa bàn xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau.

Uỷ ban MTTQ tỉnh Cà Mau triển khai sắp xếp bộ máy, đề ra nhiệm vụ mới

Sáng 18/7, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất công bố các Quyết định của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về sắp xếp tổ chức bộ máy, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 17/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Cần nhân rộng hệ thống máy lọc nước ngọt tại các trường toàn tỉnh

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dự lễ bàn bàn giao tiếp nhận máy lọc nước mặn thành ngọt tại Trường THCS Nguyễn Trung, xã Thới Bình, sáng 18/7.

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội – Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử cả về tính chất và số lượng nội dung

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9 đã diễn ra thành công tốt đẹp, là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử cả về tính chất và số lượng nội dung với những quyết sách quan trọng được sự thống nhất cao trong Đảng và Nhân dân.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW ngày 17/7/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị đại hội và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 17/7, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân kiểm tra tình hình thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp và công tác chuẩn bị đại hội tại xã Biển Bạch và xã Tân Ân.

Trước ngày 20/7, Cà Mau bàn giao mặt bằng khởi công tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi

Đến ngày 20/7/2025, Cà Mau sẽ bàn giao 3 ha mặt bằng tại vị trí khởi công (cuối tuyến, cạnh đường Hồ Chí Minh) cho cơ quan chủ quản dự án đường cao tốc Cà Mau - Đất Mũi.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm các cơ sở tôn giáo

Sáng 17/7, hai đoàn công tác đại diện Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau đã đến thăm các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Giám sát hoạt động uỷ thác cho vay hỗ trợ nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ

Sáng 17/7, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN)Việt Nam Trần Lan Phương cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, xoay quanh hoạt động uỷ thác với các ngân hàng, nắm bắt công tác hội, phong trào phụ nữ và những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.