ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 15:30:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phận người qua tâm “bão”

Báo Cà Mau (CMO) Ông Nguyễn Văn Thiền, Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, bần thần khi nhận được thông tin từ đại lý bán vé số: “Vé số ngưng phát hành từ ngày 1/4 nghen chú”. Vậy là mấy miệng ăn nhà ông Thiền có nguy cơ đứt bữa. Bán vé số mười mấy năm trời, bão bùng mưa gió cỡ nào ông cũng không bỏ cữ, vậy mà với cái loại “bão” Covid-19 này thì thua thiệt rồi. Phố chợ vắng hoe, người người, nhà nhà giãn cách. Những phận người như ông Thiền, trải qua một thử thách xưa nay chưa từng có…

Cầm cự qua dịch bệnh

Hôm chúng tôi ghé thị trấn biển Rạch Gốc, tỉnh Cà Mau đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, gặp ông Thiền ngồi thu lu. “Hết 15 ngày rồi đó mấy chú, mà vé số cũng chưa phát hành lại đâu”, ông than. Gia đình ông có 4 miệng ăn, gồm vợ và mấy đứa cháu nhỏ mà con cái đi mần ăn gởi lại. Ông Thiền kể: “Mấy đứa con tui cũng thất nghiệp vì dịch bệnh rồi, hổng tiếp được gì thêm”. Khạp gạo gần cạn, ông Thiền lo lắng: “Hổm rày nếu không có tiền hỗ trợ của UBND tỉnh, gạo, mì từ thiện thì nhà tui chắc đói chớ hổng giỡn đâu”.

Quán nước nhỏ của ông Nguyễn Trung Nghị, thị trấn Rạch Gốc đã bán trở lại sau thời gian giãn cách nhưng thưa thớt khách.

Ông Nguyễn Văn Yên, chạy xe ôm cũng có thâm niên trên chục năm ở Rạch Gốc, rầu rầu: “Bữa nay được chạy lại rồi đó mấy chú ơi, mà ngặt nỗi có khách khứa gì đâu”. Những ngày không chạy xe ôm, ông Yên phải ngược xuôi để mượn ít tiền mua gạo, mì chống đói. Ông Yên bộc bạch: “Nói thiệt, nghề chúng tôi mần ngày nào "xào" ngày đó, đâu có tích luỹ gì, bữa nào hổng chạy xe là kẹt lắm”. Những ngày thực hiện giãn cách xã hội, bữa ăn của gia đình ông Yên phải tính toán kỹ càng: “Cơm nấu sao cho vừa đủ, còn đồ ăn có gì dùng đó, phải tiết kiệm hết mức, tính toán dữ lắm, lỡ hụt thì đói sao”.

Phía góc chợ, quán nước nhỏ của ông Nguyễn Trung Nghị chỉ có 2 khách ngồi. Ông Nghị bộc bạch: “Hồi đó tới giờ đâu thấy dân lao động, bán hàng “cò con” như tụi tui vất vả như trận dịch bệnh này. Thu nhập hổng có nhiêu mấy chú ơi, mà hổng mần coi như chết đói hết. Mấy anh vé số, chạy xe ôm đận này thì bạc mặt hết rồi. Tới những tiệm nhỏ bán nước giải khát như tui đây cũng lên bờ xuống ruộng”. Nhìn phố chợ vẫn thưa thớt người, ông Nghị ao ước: “Hết dịch, cho bà con đi mần ăn lại để đỡ khổ. Dân nghèo mà hổng có đồng ra, đồng vô thì chịu sao thấu”.

Bước chân vô trung tâm chợ Rạch Gốc, một chợ miền biển sôi động, trù phú như chúng tôi từng biết, không khí thật buồn. Bà Nguyễn Thị Bé Năm, bán hải sản tại đây gần 20 năm, than thở: “Dịch bệnh, người ta ở trong nhà, đâu ai ra ngoài chợ mà mua. Còn dân lao động thì khổ quá đâu có tiền mua. Tàu cá mấy tỉnh khác không ghé, khách du lịch không tới, ế quá trời ế rồi”. Những tiểu thương như bà Năm cũng không dám nhập hàng về nhiều, ráng bán chỉ vì… nhớ chợ. Khi được mấy chị em gian hàng cạnh bên động viên để phát biểu ý kiến đại diện, bà Năm trầm ngâm: “Dân chợ búa, cá tôm như tụi tui thì ý kiến gì, chỉ mong hết dịch bệnh, buôn bán khá lên chút để còn lo cho gia đình”.

Chung sức vượt qua khó khăn

Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Tiết Minh Khởi thông tin: “Qua rà soát, thị trấn có 951 trường hợp thuộc đối tượng trợ cấp của gói ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ”. Theo ông Khởi, thị trấn biển Rạch Gốc là nơi dân tụ cư, nhiều người thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, lao động tự do, kinh doanh nhỏ lẻ, bởi vậy rất dễ tổn thương khi xảy ra các biến động kinh tế - xã hội, mà dịch  Covid-19 đã biểu hiện rõ vấn đề này. Ông Khởi trăn trở: “Nhiều bà con tâm sự với chúng tôi, dịch bệnh thì cũng sợ, nhưng đói ăn còn sợ hơn”.

Để những hoàn cảnh khó khăn nghiêm túc chấp hành, thị trấn Rạch Gốc đã vào cuộc bằng cả trách nhiệm, tâm huyết và sự thông cảm, sẻ chia. Qua lời của ông Khởi, Rạch Gốc đã phát động sâu rộng phong trào “tương thân tương ái”, “sẻ áo nhường cơm” để huy động các doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm giúp đỡ những đối tượng khó khăn cầm cự qua dịch bệnh. Các tổ công tác ngoài tuyên truyền, nắm bắt, kiểm soát thông tin dịch bệnh còn phải hết sức quan tâm những hộ đặc biệt khó khăn để giúp đỡ kịp thời. Phải đảm bảo không ai trên địa bàn bị đói ăn, đứt bữa.

Riêng gói hỗ trợ của Chính phủ, ông Khởi cho biết: “Ngay khi nhận được, thị trấn Rạch Gốc sẽ cấp phát đến từng đối tượng, đảm bảo đúng người, đúng mức hỗ trợ, minh bạch và kịp thời nhất”. Theo đó, với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, địa phương sẽ tiếp tục động viên, giúp đỡ bà con chuyển đổi ngành nghề theo hướng phù hợp, bền vững. Điều đáng ghi nhận nhất của bà con Rạch Gốc là dù còn nhiều khó khăn, nhưng tinh thần "chống dịch như chống giặc" được thể hiện hết sức cao độ. Suốt thời gian 15 ngày cao điểm, không xảy ra những trường hợp vi phạm quy định giãn cách xã hội. Tất cả đều chung sức, đồng lòng hướng về một mục tiêu chung là đẩy lùi dịch bệnh.

Ngồi với bà con Rạch Gốc, chúng tôi thấu hiểu thêm tâm tình của cư dân miền biển. Con người nơi đây ăn thẳng, nói ngay, khó thì kêu khó, nhưng không bao giờ bi luỵ. Có lẽ vậy mà khi hỏi bà con mong chờ hỗ trợ không, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: “Cái đó thì cảm ơn Nhà nước nhiều lắm, mà mong muốn bây giờ là hết dịch, được tay làm hàm nhai thôi, còn ham gì mấy đứa ơi”. Chào cô Năm bán cá, không quên mang ít cá sau mỗi buổi chợ về chia sẻ cho bà con khó khăn để bữa cơm thêm chắc dạ. Chào chú bán vé số, chú xe ôm Rạch Gốc, khi chúng tôi về đã không quên gởi tặng câu nói thân tình: “Mấy đứa về mạnh giỏi”.
Rồi dịch bệnh sẽ qua, nhịp sống của phố biển trở lại bình thường. Với Rạch Gốc, con người sẽ không bao giờ khuất phục./.

Phạm Hải Nguyên

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.