ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:57:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy giá trị Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Báo Cà Mau Rừng U Minh Hạ là một trong những khu rừng ngập nước đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quá trình hình thành và phát triển của rừng U Minh Hạ gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng, cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và Nhân dân trong bảo vệ, phát huy giá trị của khu rừng này.

Lịch sử còn ghi, từ năm 1958, các làng rừng đã được hình thành tại U Minh Hạ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khu rừng này trở thành căn cứ địa quan trọng, nơi che chở cho quân và dân ta. Các xưởng quân giới được thành lập tại đây đã sản xuất hàng tấn vũ khí phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Sau khi đất nước thống nhất, việc bảo vệ và phát triển rừng được chính quyền đặc biệt quan tâm. Năm 1983, UBND tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) đã ban hành Quyết định số 51 quy định các khu vực rừng cấm, trong đó có rừng Vồ Dơi. Ðây được coi là bước đi quan trọng trong việc bảo vệ rừng, nhằm tri ân sự che chở của thiên nhiên đối với Nhân dân trong những năm tháng chiến tranh.

Năm 1992, Bộ Lâm nghiệp thành lập Ban Quản lý rừng đặc dụng Vồ Dơi, theo Quyết định 411. Ðến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112, chuyển Ban Quản lý rừng đặc dụng Vồ Dơi thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ngày 7/6/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1024, mở rộng diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ từ 8.286 ha lên 8.527,8 ha.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện có 11 đội quản lý bảo vệ rừng phân bố xung quanh vùng lõi của Vườn.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng tuần tra, kiểm soát, kết hợp nghiên cứu khoa học.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng tuần tra, kiểm soát, kết hợp nghiên cứu khoa học.

Với tổng diện tích 8.527,8 ha, Vườn Quốc gia U Minh Hạ được chia thành 3 phân khu chính. Trong đó, Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn (2.593,7 ha) là nơi lưu giữ cảnh quan nguyên sinh của rừng tràm U Minh Hạ. Theo báo cáo năm 2024, khu vực này có trữ lượng đất than bùn lên tới gần 20 triệu m3, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học.

Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái trên đất ngập nước (5.190,5 ha), đây là nơi tái tạo và phục hồi rừng sau sự cố cháy lớn năm 2002. Hằng năm, hàng chục héc-ta rừng được trồng mới, giúp cải tạo môi trường tự nhiên.

Cuối cùng là Phân khu dịch vụ hành chính (743,6 ha), khu vực này bao gồm các công trình phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và du lịch sinh thái.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Những năm qua, Vườn đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế.

Về bảo tồn đa dạng sinh học, theo ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như: tê tê Java, nai, heo rừng, mèo cá, rái cá lông mũi... Bên cạnh đó, còn có hơn 176 loài thực vật, 91 loài chim, 23 loài thú, 47 loài lưỡng cư - bò sát, 37 loài cá sinh sống tại đây.

Tê tê Java - loài thuộc Sách Ðỏ thế giới đang trong mức rất nguy cấp, cần được bảo vệ.

Tê tê Java - loài thuộc Sách Ðỏ thế giới đang trong mức rất nguy cấp, cần được bảo vệ.

Ðối với công tác giáo dục và tuyên truyền bảo vệ rừng, Vườn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và bảo tồn động vật hoang dã cho người dân.

"Chính quyền đã triển khai các dự án hỗ trợ người dân trồng cây ăn trái, nuôi cá, gia súc, gia cầm, giúp ổn định kinh tế và giảm áp lực lên tài nguyên rừng. Vườn cũng đã và đang phát triển nhiều mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn như tham quan rừng tràm bằng xuồng ba lá, trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương", ông Dũng thông tin.

Với những tiềm năng sẵn có, cùng với sự gắn bó bền chặt của người dân địa phương, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong công tác bảo tồn mà còn trong thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng U Minh.

"Từng cánh rừng tràm không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Nhờ sự quan tâm của chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, U Minh Hạ ngày càng xanh tốt, bền vững, trở thành điểm sáng trong công tác bảo vệ rừng và phát triển kinh tế sinh thái", ông Dũng phấn khởi.


“Vườn Quốc gia U Minh Hạ có ý nghĩa rất lớn đối với cả môi trường và đời sống người dân địa phương. Chúng tôi không ngừng nỗ lực trong công tác bảo tồn thiên nhiên, phòng cháy chữa cháy rừng, đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền triển khai các dự án phát triển kinh tế bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập mà vẫn gắn bó và bảo vệ rừng. Các sáng kiến nghiên cứu khoa học tại Vườn đã được công bố trên nhiều tạp chí khoa học lớn, góp phần lan toả giá trị của rừng U Minh Hạ", ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết.


 

Hoàng Vũ - Anh Tuấn

 

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

Trao yêu thương cho người ở lại

Chiến tranh đã qua đi gần 50 năm, nhưng với các gia đình liệt sĩ, nỗi đau mất đi người thân vẫn mãi xót xa như hôm nào. Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hẳn gia tài quý báu nhất mà họ để lại cho người thân chính là những bức di ảnh. Theo thời gian, các bức ảnh đã cũ và hư hỏng. Bằng tấm lòng tưởng nhớ và tri ân sâu sắc, nhiều bạn trẻ đã bắt tay nhau phục dựng lại hàng loạt những bức ảnh liệt sĩ đã hư hỏng để trao tặng lại cho gia đình.

Phú Tân phấn đấu đến cuối tháng 7 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 10 /4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến kiểm tra công tác xây dựng nhà cho bà con trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và công tác trùng tu, bảo dưỡng các bia ghi danh anh hùng liệt sĩ, di tích lịch sử trên địa bàn huyện Phú Tân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.