ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 11:39:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Báo Cà Mau Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Tranh: KIỀU LOAN

Trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới về quản lý Nhà nước và phục vụ Nhân dân, phục vụ xã hội, đã đặt ra yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nêu cao trách nhiệm trong việc học tập suốt đời.

Ðồng chí Tô Lâm, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định: “Qua học tập suốt đời để nhận thức được trách nhiệm đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể; có năng lực làm chủ, năng lực tổ chức cuộc sống; để không ngừng tiến bộ, có sức khoẻ, có chất lượng sống tốt hơn; hiểu biết, giữ gìn và góp phần xây dựng truyền thống văn hoá dân tộc; tin tưởng vào tương lai đất nước, vào đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, có khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[1].

Ðối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập suốt đời không chỉ đơn thuần là việc tiếp thu kiến thức, mà còn là quá trình tự hoàn thiện bản thân, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, bản lĩnh chính trị và phong cách làm việc chuyên nghiệp của mỗi cá nhân. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên chính là những người trực tiếp xây dựng, tổ chức thực thi các quyết sách đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương, vì vậy, họ cần tiên phong trong việc học tập, đổi mới và cải tiến phương thức làm việc. Một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh phải được vận hành bởi những cán bộ, đảng viên có tư duy, có kiến thức, có tâm huyết và luôn khát khao hoàn thiện, nâng tầm bản thân.

Học tập suốt đời giúp cán bộ, đảng viên có tư duy đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác. Những thách thức ngày càng phức tạp của xã hội đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có tư duy chiến lược, biết cách vận dụng linh hoạt mô hình quản lý tiên tiến vào thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và Nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”[2]. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cán bộ, đảng viên không thể chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ kiến thức truyền thống mà cần mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, mô hình hành chính tiên tiến của các nước sẽ giúp cải thiện chất lượng hoạt động công vụ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ Nhân dân.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong cải cách hành chính hiện nay là xây dựng nền hành chính Nhà nước hiện đại, chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Muốn làm được điều đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải liên tục học tập, nghiên cứu và cập nhật các phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc để giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết, nâng cao hiệu suất làm việc và gia tăng sự hài lòng của Nhân dân.

Học tập suốt đời không chỉ giúp cán bộ, công chức, viên chức làm giàu trí tuệ, trau dồi thêm tri thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ mà còn giúp cán bộ, đảng viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm phụng sự, trách nhiệm phòng chống tham nhũng, lạm quyền; từ đó, xây dựng môi trường làm việc trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của Nhân dân vào chính quyền.

Ngoài ra, thông qua việc không ngừng học tập, cán bộ, đảng viên sẽ rèn luyện được khả năng làm chủ công việc, nâng cao tư duy tổ chức, quản lý; phát triển sức khoẻ thể chất và tinh thần; nhận thức đúng trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tạo dựng niềm tin vững chắc vào tương lai đất nước, vào sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng.

Hiện nay, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, sánh vai với thế giới, có nhiều cơ hội lớn để vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế trên trường quốc tế và hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong hành trình ấy, đất nước cần những cán bộ, đảng viên có tư duy sắc bén, có tầm nhìn chiến lược, sẵn sàng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đội ngũ cán bộ không chỉ cần phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có năng lực chuyên môn sâu rộng, đủ bản lĩnh để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, phục vụ Nhân dân hiệu quả nhất. Do đó, Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XIII khẳng định "Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời" bởi cán bộ, đảng viên phải học suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ Nhân dân; "bể học" mênh mông, không bao giờ cạn.

Ðể góp phần xây dựng xã hội học tập và học để làm giàu trí tuệ, để có kiến thức, ý tưởng, sáng kiến để nâng cao năng lực công tác và giải quyết tốt những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn phát triển đất nước đặt ra, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc hơn về chủ trương học tập suốt đời; xác định việc học tập suốt đời là nhu cầu tự thân, là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc, ý thức tự giác cao, cầu thị và khiêm tốn.

Ðội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những đồng chí có chức vụ, cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong thường xuyên tự học tập, tự tu dưỡng. Cán bộ, đảng viên không ngừng học tập về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; phương pháp, kỹ năng công tác và khả năng phối hợp trong tập thể; học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức về hội nhập, thông lệ quốc tế, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền cần chủ động triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát động trong cơ quan, đơn vị, địa phương phong trào học tập suốt đời gắn với việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua yêu nước và tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cán bộ, đảng viên am hiểu và sử dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, địa phương hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tự giác học tập và tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.

 [1] Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm (2025): Học tập suốt đời.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.208.

 

Phạm Kim Hửng

 

Đọc truyện ngắn chí phèo

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức người làm báo

Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam, không chỉ là kim chỉ nam cho cách mạng mà còn là nguồn cảm hứng để mỗi cá nhân, đặc biệt là những người làm báo rèn luyện đạo đức và trách nhiệm xã hội. Trong bối cảnh truyền thông hiện đại đang phát triển mạnh mẽ, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao, tu dưỡng đạo đức người làm báo trở thành nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng nhân văn và chuyên nghiệp.

Phân công theo dõi, chỉ đạo toàn diện các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định phân công theo dõi, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ký ban hành Quyết định số 02 quan trọng này.

Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban Chỉ đạo Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2026-2031, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử.

Thành lập 12 Tổ công tác chỉ đạo Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra đúng nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 03-QĐ/TU ngày 3/7/2025, thành lập 12 Tổ công tác đặc biệt.

Tiện ích của mô hình chính quyền mới

Tại tỉnh Cà Mau, ghi nhận trong ngày thứ hai vận hành chính quyền 2 cấp (ngày 2/7), dù khởi đầu bộn bề công việc nhưng tất cả cán bộ, công chức các đơn vị hành chính cấp cơ sở đều làm việc với tinh thần nỗ lực hết mình để đảm bảo không gián đoạn trong phục vụ Nhân dân.

Tin tưởng vào sự đột phá

Với người dân Cà Mau - Bạc Liêu, việc hợp nhất 2 tỉnh lần này chỉ như sự trở về, bởi sự gắn kết vốn có trong quá trình lịch sử thời chung tỉnh Minh Hải ngày trước. Vì vậy, các tầng lớp Nhân dân đồng thuận rất cao chủ trương và hân hoan mừng thời khắc tỉnh Cà Mau (mới) chính thức đi vào hoạt động.

Vững vàng tâm thế cho khởi đầu mới

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2025, cả nước bắt đầu vận hành bộ máy mới của chính quyền sau sắp xếp, hợp nhất. Tỉnh Cà Mau (mới) được hợp nhất từ tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, 64 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đã sẵn sàng với mô hình chính quyền hai cấp.