ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 23:18:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

Báo Cà Mau (CMO) Sáng nay 18/5, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết Trung ương 6).

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau.

Đến cuối năm 2020, hệ thống đô thị nước ta có 862 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị gần 40%. Hội nghị đặt ra yêu cầu về công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết phải được tiến hành nghiêm túc, chất lượng. Đổi mới nội dung, phương thức quán triệt Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Từng cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

Nghị quyết Trung ương 6 là nghị quyết chuyên đề đầu tiên được Bộ Chính trị ban hành về vấn đề quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Mục tiêu là tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%; đến năm 2030 đạt trên 50%; số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950-1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.200 đô thị. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 85% GDP cả nước vào năm 2030.

Thực tế đã qua cho thấy, quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đô thị hoá thấp, còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ của khu vực và thế giới. Chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp.

Quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị; chưa có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó các rủi ro dịch bệnh quy mô lớn. Ô nhiễm đô thị ngày càng gia tăng, phức tạp; khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội của người dân đô thị, nhất là người nghèo, người lao động di cư tại đô thị còn nhiều bất cập. Năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm đổi mới.

Thành phố Cà Mau là đô thị động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phấn đấu đạt đô thị loại I vào năm 2025.

Những nội dung trọng yếu của Nghị quyết Trung ương 6 là hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị gắn với chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều ý kiến tâm huyết về lĩnh vực đô thị của nước ta. Theo đó, quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị phải bám sát, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng vùng miền, địa phương, không mặc đồng phục cho đô thị, mà phải có chiến lược song hành giữa những mục tiêu phát triển cụ thể với đô thị.

Đa dạng hoá các loại hình đô thị, trong đó có đô thị ven biển, hải đảo, gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển. Tập trung hình thành những đô thị quy mô lớn, siêu đô thị ở tầm vóc khu vực, châu lục và thế giới. Ưu tiên phát triển đô thị quy mô nhỏ (loại V), tạo động lực, kết nối để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng nông thôn.

Vấn đề chất lượng sống, khả năng tiếp cận an sinh và phúc lợi xã hội ở đô thị cần nhanh chóng cải thiện. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, cây xanh đô thị, an ninh, an toàn và trật tự đô thị, để đô thị là không gian đáng sống, an toàn, văn minh.

Phát triển đô thị quy mô nhỏ (loại V) và đô thị ven biển, gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển là một trong những ưu tiên của Nghị quyết Trung ương 6. Ảnh: Khởi sắc diện mạo đô thị thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, yêu cầu đảng viên, tổ chức đảng nghiêm túc quán triệt, tiếp thu tinh thần, nội dung và góp sức đưa Nghị quyết Trung ương 6 đi vào cuộc sống một cách thực chất, hiệu quả, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ của diện mạo đô thị cả nước trong tương lai.

“Đô thị phải giàu đẹp, xanh sạch, an toàn, văn minh với mục tiêu cao nhất là hình thành môi trường sống, điều kiện sống tốt nhất, đảm bảo sự thụ hưởng của người dân. Quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị phải thay đổi về tư duy, có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quốc phòng an ninh, tạo động lực khai thác tiềm năng, lợi thế của đất nước để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững”, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh./.

 

Quốc Rin

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.