ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 00:09:52

Phát triển kinh tế số: Cần giải pháp đột phá

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 30/8, chủ trì Phiên họp trực tuyến với 63 điểm cầu trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số, nhấn mạnh: “Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được”.

Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 này có chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, kinh tế số là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, trong hoạt động kinh tế số, hoạt động sản xuất phần cứng, thiết bị điện tử, quang học đang có đóng góp nhiều nhất hiện nay với 58,58% tổng giá trị; tiếp đến là viễn thông; bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

Năm 2022, nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất là lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính, xuất bản phần mềm (tăng 23%), hoạt động dịch vụ thông tin (tăng gần 22%). Nhóm có mức độ lan toả nhiều nhất là: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (đóng góp khoảng 19% quy mô kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực); y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (đóng góp khoảng 16%); hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc (đóng góp khoảng 14%); giáo dục và đào tạo (đóng góp khoảng 13%).

Tại Phiên họp, các đại biểu đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà các bộ, ngành, địa phương gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế số cũng như thảo luận các giải pháp tháo gỡ. Đồng thời, chỉ ra các nhiệm vụ mà bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai. Trong đó, có thể xác định 5 nhóm kinh tế số ngành, lĩnh vực quan trọng nhất cần tập trung được coi là mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, đó là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Nông nghiệp; Logistics và Dệt may.

Đại biểu dự Phiên họp trực tuyến “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” tại điểm cầu Cà Mau.

Đồng thời, thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại các địa phương (đặc biệt là 11 tỉnh, thành phố như Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau) bằng các biện pháp chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi thuê bao sử dụng công nghệ cũ 2G/3G sang smartphone (hỗ trợ chi phí máy smartphone; ban hành các gói cước hỗ trợ việc thuê bao chuyển đổi, các cơ chế hỗ trợ thanh toán cho thuê bao khi chuyển đổi...).

Cà Mau được xác định là 1 trong 11 tỉnh, thành phố cần thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh.

Cùng với đó, cần xây dựng công cụ đo lường, giám sát, quản trị để thúc đẩy kinh tế số. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng với Bộ chủ quản ngành, lĩnh vực xác định vai trò, vị trí pháp lý của các nền tảng số; Mỗi vùng kinh tế trọng điểm hình thành ít nhất 1 trung tâm dữ liệu lớn vùng và 1 trung tâm chuyển đổi số vùng, tập trung các doanh nghiệp số, phát triển, thí điểm các giải pháp số, sản phẩm số, bồi dưỡng nguồn nhân lực số của vùng; giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất về chuyển đổi số để tiếp tục lan toả đến các địa phương trong vùng./.

 

Hồng Nhung 

Thanh niên năng động tham gia chuyển đổi số

Hưởng ứng chủ đề năm 2023: "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Ðoàn”, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Huyện đoàn Phú Tân đã chỉ đạo các cơ sở đoàn trong huyện tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và có nhiều giải pháp tăng cường chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác của Ðoàn.

Ứng dụng công nghệ kiểm soát hoá đơn điện tử

“Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là việc buôn bán hoá đơn điện tử (HÐÐT). Sự phát triển nhanh của kinh tế số đã phát sinh đối tượng tội phạm công nghệ cao chuyên làm giả, công khai bán HÐÐT trên mạng xã hội Facebook, Zalo..., thậm chí giả danh cán bộ, nhân viên thuế để lừa đảo. Do đó, ngành thuế đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp kiểm soát tình trạng này, trong đó hướng đến ứng dụng điện tử và trí tuệ nhân tạo”, ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế, chia sẻ về tình hình sử dụng HÐÐT hiện nay.

Công nghệ 3D - Số hoá điểm du lịch

Thời nay, Internet được coi là một trong những công cụ hữu dụng nhất để quảng bá du lịch, hỗ trợ du khách trong quá trình khám phá các địa điểm du lịch.

Ðảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” dữ liệu nhân sự

Tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có 28.350 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của 829 cơ quan, đơn vị trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh đã được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về CBCCVC, đạt 100% (bao gồm hồ sơ nghỉ việc, nghỉ hưu; hồ sơ trùng lắp giữa số chứng minh Nhân dân và số căn cước công dân).

Hướng tới “xã chuyển đổi số”

“Thị trấn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân thông qua các tổ công nghệ số cộng đồng. Bước đầu gặp khó do việc tiếp cận công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, thị trấn đã ký kết phối hợp lâu dài với các nhà mạng trong công tác chuyển đổi số, cụ thể là thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, bộc bạch.

Gỡ khó cho chứng thực bản sao điện tử

Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đối với giấy tờ, văn bản (chứng thực bản sao điện tử) là dịch vụ công cung cấp mức độ dịch vụ trực tuyến một phần và được thực hiện thông qua bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.

Từng bước số hoá hồ sơ lĩnh vực đất đai

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên lĩnh vực đất đai, góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Phát triển tiêu dùng số

Phát triển tiêu dùng số là một tiêu chí quan trọng hàng đầu để xây dựng nền kinh tế số. Hưởng ứng các hoạt động Ngày chuyển đổi số quốc gia, với chủ đề Tháng tiêu dùng số năm 2023, UBND TP Cà Mau và các xã phường triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển tiêu dùng số.

Tiện ích thủ tục 4 tại chỗ của ngành giáo dục

Với 54/54 thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện cơ chế một cửa và 30/30 TTHC thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tất cả các hồ sơ của ngành giáo dục Cà Mau đều được trả kết quả trước hạn, không có hồ sơ trễ hạn. Ðặc biệt, đầu năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) Cà Mau đã triển khai thực hiện TTHC theo mô hình 4 tại chỗ đối với các TTHC về cấp phát văn bằng chứng chỉ, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ chuyển trường... tạo sự hài lòng cho phụ huynh, học sinh.

Tạo thuận lợi trong khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số là mục tiêu chiến lược thời 4.0, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các y, bác sĩ và nhân viên y tế trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh của các bệnh viện là vô cùng cần thiết, giúp mọi hoạt động của bệnh viện nhanh chóng, công khai, minh bạch hơn, người bệnh và nhân viên y tế đỡ vất vả hơn, từ đó làm tăng sự hài lòng của người bệnh.