ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:13:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phiên chợ số đầu tiên

Báo Cà Mau Trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội Chuyển đổi số” của tỉnh, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) năm 2024, có một phiên chợ đặc biệt đã được diễn ra, đó là "Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP tỉnh Cà Mau. Phiên chợ đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút rất nhiều chủ thể doanh nghiệp tham gia.

Những Tiktoker và đội ngũ livestream hùng hậu đã đến Cà Mau hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, đặc sản Cà Mau của các doanh nghiệp, chủ thể trên nền tảng TikTok.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm OCOP, trong đó 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao và rất nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương. Tuy nhiên đã qua, hoạt động buôn bán trên nền tảng số vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong chương trình “Ngày hội Chuyển đổi số” năm nay, "Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok đã huy động khá nhiều TikToker. Đây là đội ngũ sáng tạo nội dung, đã tổ chức livestream trực tiếp, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, đặc sản Cà Mau của các doanh nghiệp, chủ thể trên nền tảng TikTok, đặc biệt là thúc đẩy doanh số bán hàng trên TikTok shop.

Theo các Tiktoker, để tổ chức được 1 buổi livestream bán hàng trực tiếp phải có sự chuẩn bị lớn về mặt máy móc, kỹ thuật, con người.

 Sau khi chuẩn bị kỳ công, đội ngũ sáng tạo nội dung bắt đầu livestream trực tiếp, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản Cà Mau.

Không khí buổi livestream diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Dưới phương thức truyền thông hiệu quả, có thể thấy chợ phiên livestream không chỉ kết nối được với khách hàng ở quanh khu vực mà còn thu hút hàng ngàn người mua bán khắp nơi trên cả nước, góp phần quảng bá thành công các sản phẩm OCOP, mang nông sản Cà Mau đến gần hơn với người tiêu dùng.

Không khí buổi livestream được diễn ra rất sôi động, náo nhiệt, tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút rất nhiều chủ thể doanh nghiệp, người dân tham gia.

Đây là lần đầu tiên các chủ thể OCOP của tỉnh vừa trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các gian hàng của “Ngày hội Chuyển đổi số”, vừa được trực tiếp livestream cùng với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok; mang đến sân chơi mới, tạo cơ hội để các chủ thể tiếp cận với công nghệ số, giao thương trên nền tảng số.

Tiktoker @huyenphi­_97 (giữa) là Tiktoker khá quen thuộc với cư dân mạng qua phong cách miền Tây. Cô tham gia giới thiệu đặc sản Cà Mau tại phiên chợ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng lãnh đạo sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương tham quan khu vực livestream của Tiktoker @huyenphi­_97 livestream các sản phẩm Cà Mau.

Theo thống kê, trong phiên livestream ngày 5/10 đã tiếp cận trên 308 ngàn người, số đơn hàng hơn 1.400 đơn, có 21 sản phẩm đến từ 11 nhà bán hàng tham dự được quảng bá.

Đặc biệt, các sản phẩm đặc sản địa phương như ba khía, tôm khô, bánh phồng tôm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, yêu thích và lựa chọn. Ngoài ra, các sản phẩm khác như chà bông tôm, mắm, nước cốt trái nhàu, trà... được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng cả nước thông qua phiên livetream./.

 

Hồng Nhung

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.